Nga thử nghiệm thành công máy bay ném bom ‘đe dọa nghiêm trọng đội tàu sân bay Mỹ’
Ngày 28/12, máy bay ném bom tầm xa mang tên lửa phiên bản hiện đại hóa Tu-22M3M của Nga đã bay thử thành công, hãng tin TASS dẫn lời một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng của Nga cho hay.
Ảnh minh họa.
Theo nguồn tin trên, chuyến bay thử của máy bay Tu-22M3M được thực hiện từ sân bay của Xưởng máy bay Gorbunov tại Kazan.
Máy bay đã thực hiện thành công chuyến bay thử đầu tiên ở độ cao 1.500m và kéo dài trong 37 phút.
Theo dữ liệu thu được, chuyến bay diễn ra bình thường, các hệ thống và thiết bị của máy bay đã hoạt động theo đúng thiết kế.
Tu-22M3 là máy bay mang tên lửa tầm xa của Nga, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và trên biển từ các tầm cao lớn, trung bình và nhỏ.
Phiên bản sau hiện đại hóa của máy bay này được gọi là Tu-22M3M, có thiết bị ném bom kỹ thuật số và hệ thống điện tử được nâng cấp.
Cùng với đó, máy bay cũng được trang bị các tên lửa có độ chính xác cao mới nhất, giúp hiệu quả chiến đấu của máy bay tăng lên nhiều lần so với trước cải tiến.
Video đang HOT
Theo công ty máy bay Tupolev, phạm vi hoạt động của máy bay sẽ được mở rộng đáng kể, lên đến 6.000km.
Cựu chỉ huy lực lượng không gian vũ trụ Nga Viktor Bondarev, hiện là người đứng đầu Ủy ban quốc phòng và an ninh của Thượng viện Nga, trước đó cho biết phiên bản mới của máy bay Tu-22M3M có thể mang tên lửa hành trình chống hạm Kh-32 và tên lửa siêu thanh.
Theo Sputnik, tên lửa Kh-32 có tốc độ nhanh hơn 5 lần tốc độ âm thanh. Tùy thuộc vào nhiệm vụ, tên lửa có thể được trang bị đầu đạn thông thường hay hạt nhân.
Ngoài ra, tên lửa này còn được trang bị đầu đạn tự dẫn, thiết bị tự phòng thủ trước nhiễu điện tử, có thể vô hiệu hóa mọi phương tiện tác chiến điện tử hiện đang được biết đến.
Giới chức Nga cho biết, mỗi chiếc Tu-22M3M có thể mang 3 tên lửa như vậy. “Cơ hội để máy bay trên tàu sân bay đánh chặn hầu là như không có vì phạm vi hoạt động của tên lửa Kh-32 là khoảng 1.000 km trong khi bán kính đánh chặn của máy bay chiến đấu chỉ có thể đạt tối đa là 600 km. m. Do đó, việc triển khai máy bay Tu-22M3M là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hạm đội tàu sân bay Mỹ”, Tiến sĩ Khoa học Quân sự Nga Konstantin Sivkov từng tuyên bố.
Hà Dung
Theo Tintuc
Đi nước cờ quân sự bất ngờ ở Ukraine, Mỹ khiến Nga "lạnh gáy"
Việc Mỹ tiếp tục cung cấp thêm vũ khí cho Kiev sẽ chỉ khiến tình hình leo thang căng thẳng và làm phương hại đến các nỗ lực hòa bình ở Ukraine, giới chức Nga cảnh báo ngay sau khi đặc phái viên của Mỹ Kurt Volker thông báo về kế hoạch cung cấp vũ khí cho Ukraine và tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
Mỹ lại khiến Nga tức giận vì ý định cung cấp vũ khí cho Ukraine
Phát biểu với các phóng viên ở Brussels ngày hôm qua (17/12), ông Volker cho biết: "Quốc hội đã thông qua một gói viện trợ tài chính quân sự trị giá khoảng 250 triệu USD và khả năng chúng tôi sẽ bán thêm thiết bị quân sự. Trong vài tháng tới, sẽ có một số thông báo về đợt bàn giao vũ khí đầu tiên và việc này sẽ tiếp tục. Vị quan chức Mỹ đang ám chỉ đến việc cung cấp vũ khí cho Ukraine - một đối thủ đang chống Nga quyết liệt.
Đặc phái viên Volker cho rằng, Ukraine "đang bị tấn công" bởi Nga và ông này ủng hộ phương Tây tăng cường sự hiện diện quân sự ở gần hoặc thậm chí bên trong Ukraine để "tăng cường khả năng nhìn rõ các hoạt động của Nga".
Vấn đề áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt lên Nga vì vụ đụng độ hải quân hôm 25/11 ở Eo biển Kerch dường như "đang có thêm động lực" giữa các đồng minh của Washington ở châu Âu, ông Volker cho biết, ám chỉ đến việc động thái này có thể diễn ra "trong tháng tới hoặc hai tháng tới."
Ngay sau những phát biểu trên của vị quan chức Mỹ, các nghị sĩ Nga đã lên tiếng chỉ trích gay gắt. Giới nghị sĩ Nga cho rằng, những gì ông Volker nói là mang tính phá hoại và góp phần làm leo thang căng thẳng ở Ukraine thay vì giải quyết tình hình một cách hòa bình.
"Diễn biễn này khẳng định thêm một lần nữa rằng Mỹ coi Ukraine là con rối và là nước ủy nhiệm để thực hiện những kế hoạch gây hấn nhằm vào Nga", ông Yuri Shvytkin - Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc phòng của Duma Nga, tức giận lên án.
"Bằng cách cung cấp cho Ukraine bất kỳ loại vũ khí nào, Mỹ đầu tiên là đang kích động leo thang căng thẳng giữa Ukraine với Nga và tất nhiên điều này sẽ không có lợi cho sự ổn định trong khu vực", ông Shvytkin nói thêm.
Việc đề cập đến một sự hiện diện quân sự của phương Tây thực ra là động thái khiến Ukraine càng không muốn thực hiện các thỏa thuận Minsk và muốn tiếp tục kéo dài cuộc xung đột, vị nghị sĩ Nga nhận định.
Mỹ vốn là một trong những đồng minh ủng hộ mạnh mẽ nhất cho Kiev kể từ khi xảy ra vụ Moscow sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và sau đó là cuộc nội chiến bùng phát ở miền đông Ukraine (vùng Donbass) khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng. Mỹ nhiều lần nhăm nhe cung cấp các vũ khí chết người cho Ukraine và Nga liên tục cảnh báo hành động của Mỹ sẽ gây bất ổn hơn nữa cho tình hình Ukraine thông qua việc kích động Kiev sử dụng vũ lực.
Không chỉ Nga phản đối việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine mà ngay cả cựu Tổng thống Barack Obama khi còn cầm quyền cũng không đồng ý với việc này. Các đồng minh khác của Mỹ là Pháp và Đức cũng phản đối việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Kiev vì lo ngại bước đi này có thể thổi bùng ngọn lửa căng thẳng ở Ukraine.
Trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine, phương Tây do Mỹ dẫn đầu ủng hộ mạnh mẽ cho chính quyền Kiev trong khi Nga được cho là đứng về phía lực lượng ly khai miền đông Ukraine. Nga và Ukraine hiện coi nhau như "kẻ thù không đội trời chung".
Trong bối cảnh giữa Nga và Ukraine đang rơi vào một cuộc khủng hoảng mới, Mỹ lại nhăm nhe ý định cung cấp vũ khí cho Kiev. Điều này đương nhiên khiến Moscow tức giận và không khỏi quan ngại.
Cuộc đối đầu mới nhất hiện nay giữa Nga và Ukraine được châm ngòi từ sự kiện Hải quân Nga có cuộc đụng độ với các tàu của Ukraine. Cụ thể, hôm 25/11, Nga đã thẳng thừng nổ súng vào các tàu của Ukraine ở Biển Đen và sau đó bắt giữ các tàu này cùng lực lượng thủy thủ trên tàu.
Vụ việc trên đã đẩy cao căng thẳng giữa Nga và Ukraine lên mức cao nhất kể từ sau khi Moscow tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Ngay sau vụ đụng độ ở Eo biển Kerch, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko liên tiếp kêu gọi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tăng cường sự hiện diện quân sự ở xung quanh biên giới Nga đồng thời tung thêm các biện pháp trừng phạt Nga. Tuy nhiên, sự ủng hộ của các đồng minh phương Tây dành cho Kiev đến thời điểm này vẫn chỉ dừng lại ở những lời chỉ trích nhằm vào Nga mà chưa có bất kỳ động thái cụ thể nào.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo VNMedia.vn
Lực lượng tên lửa Nga sẵn sàng cho khả năng Mỹ rút khỏi hiệp ước tên lửa tầm trung Lực lượng tên lửa chiến lược Nga cân nhắc các hậu quả có thể đến từ việc Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp ước tên lửa hạt nhân tầm trung với Nga (INF) trong khi lên kế hoạch về các hành động tiếp theo. Hệ thống tên lửa phòng không của Nga trong một cuộc diễn tập quốc tế vào năm 2017 Hãng...