Nga thử nghiệm sức mạnh hệ thống tên lửa chống hạm ở Kuril
Các hệ thống tên lửa Bastion được triển khai để ngăn chặn một vụ tấn công đổ bộ giả định trên quần đảo Kuril.
Hệ thống phòng thủ Bastion đặt trên đảo Matua.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo các lực lượng quân sự vừa kích hoạt hệ thống tên lửa chống hạm Bastion trong các cuộc tập trận bắn đạn thật trên đảo Matua ở Viễn Đông.
Matua là một phần của quần đảo Kuril, một tập hợp các hòn đảo trải dài từ Kamchatka của Nga đến đảo Hokkaido của Nhật Bản. Nơi đây từ lâu đã trở thành trung tâm tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản.
Video đang HOT
Tháng 12 năm ngoái, Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã tăng cường khả năng phòng thủ chống hạm trong khu vực bằng cách đưa các bệ phóng Bastion đến Matua. Cuộc diễn tập ngày 6/9 là sự kiện đầu tiên hệ thống Bastion được triển khai.
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, các bệ phóng đã được di chuyển vào vị trí tấn công để bắn vào một tàu chiến nước ngoài mô phỏng, sau khi nó xâm phạm lãnh hải của Nga nhằm đổ bộ lên một trong những đảo ở quần đảo Kuril. Khi con tàu di chuyển đến “phạm vi tới hạn”, hệ thống Bastion đã phóng một quả tên lửa Oniks tiêu diệt mục tiêu. (Xem video dưới đây. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)
Cuộc tập trận Matua nằm trong khuôn khổ chương trình tập trận quân sự chiến lược đa phương Vostok 2022. Các cường quốc châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc cũng tham gia sự kiện này.
Lâu nay, Nhật Bản đã phản đối tuyên bố chủ quyền của Nga đối với 4 hòn đảo thuộc quần đảo Kuril nằm gần lãnh thổ của họ nhất. Tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia bắt nguồn từ Thế chiến thứ hai và được cho là lý do tại sao Moskva và Tokyo không bao giờ ký hiệp ước hòa bình. Moskva đã loại trừ khả năng giao các đảo trên cho Nhật Bản do lo ngại Tokyo có thể quân sự hóa chúng.
Cuộc tranh cãi kéo dài này đã trở nên trầm trọng hơn trong năm nay, sau khi Nhật Bản cùng với Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Mới đây, Moskva đã hủy bỏ thỏa thuận được ký năm 1999 với Tokyo cho phép công dân Nhật Bản đến thăm hai trong số các đảo tranh chấp với thủ tục được đơn giản hóa. Bộ Ngoại giao Nga cũng thông báo đình chỉ toàn bộ đàm phán về tình trạng của các hòn đảo và về các dự án phát triển kinh tế tại đây cùng với Nhật Bản.
Nga nỗ lực tìm kiếm những người leo núi lửa Klyuchevskaya Sopka còn sống sót
Lực lượng cứu hộ ngày 5/9 vẫn đang cố gắng tiếp cận những người còn sống sót sau khi leo núi lửa Klyuchevskaya Sopka. Tính đến nay, đã có 8 trong số 12 người trong đoàn leo núi thiệt mạng.
Theo hãng tin RIA Novosti của Nga, đoàn leo núi 12 người, trong đó có 2 hướng dẫn viên, đã leo núi Klyuchevskaya Sopka ở khu vực bán đảo Kamchatka, Đông Bắc Nga kể từ ngày 30/8. Nhà chức trách Nga cho biết một nhóm cứu hộ đang leo lên tiếp cận những người sống sót, hiện đang mắc kẹt ở độ cao trên 3.300 m. Quá trình giải cứu đang gặp khó khăn do điều kiện nguy hiểm và khó đoán định, với gió mạnh, nhiệt độ giảm sâu và tuyết ở độ cao lớn.
Trước đó, các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ để tiếp cận những người bị mắc kẹt đã không thành công, vì gió mạnh đã cản trở trực thăng hạ cánh xuống núi lửa vào ngày 4/9.
Lực lượng chức năng đã thiết lập đường dây nóng cung cấp thông tin cho những người thân của đoàn leo núi, cũng như mở cuộc điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn.
Núi lửa Klyuchevskaya Sopka có độ cao 4.750 m là một trong những núi lửa còn hoạt động cao nhất thế giới.
Nhật Bản phản ứng về việc Nga chấm dứt thỏa thuận miễn thị thực tới quần đảo tranh chấp Ngày 6/9, Nhật Bản tuyên bố việc Nga rút khỏi chương trình du lịch miễn thị thực cho các công dân nước này tới 4 hòn đảo tranh chấp ở Thái Bình Dương là "hoàn toàn không thể chấp nhận được". Quần đảo Kuril có dân số khoảng 20.000 người. Ảnh: AP Phát biểu tại cuộc họp báo, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa...