Nga thông qua luật yêu cầu giải mã tin nhắn Facebook
Chính phủ Nga vừa thông qua một đạo luật yêu cầu các công ty công nghệ phương Tây phải cung cấp công cụ hóa giải tin nhắn nếu không muốn bị phạt nặng.
Nga đang có những động thái muốn giám sát chặt chẽ những dịch vụ nhắn tin trên internet. AFP
Theo Neowin, đạo luật nói trên đã được thông qua, buộc những công ty công nghệ phương Tây phải “hợp tác”, và phục vụ vào việc điều tra chống khủng bố.
Cụ thể, đạo luật nhắm thẳng vào các dịch vụ gửi tin nhắn như Facebook Messenger, WhatsApp, Telegram… với yêu cầu phải cung cấp cho Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) quyền được truy cập vào dữ liệu của dịch vụ để phục vụ điều tra, nếu từ chối hợp tác thì cơ quan quản lý phải chịu mức án phạt một triệu rúp (khoảng 15.000 USD).
Video đang HOT
Đối với các tổ chức hoặc cá nhân đang sử dụng những dịch vụ nói trên, khi được FSB yêu cầu cung cấp thông tin dữ liệu để phục vụ điều tra mà từ chối hợp tác sẽ chịu mức phạt từ 3.000 đến 50.000 rúp.
Đạo luật trên gặp nhiều tranh cãi, bởi các công ty công nghệ cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do của người dùng dịch vụ mình.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Facebook: 'Số điện thoại sẽ dần biến mất như điện thoại gập'
Facebook cho rằng tương tự dòng điện thoại gập, các mô hình liên lạc truyền thống như gọi điện, nhắn tin SMS sẽ không còn thịnh hành trong năm 2016.
Tuần trước, David Marcus, Phó chủ tịch phụ trách mảng tin nhắn của Facebook đã chia sẻ trên trang web của mạng xã hội này rằng Messenger hiện có hơn 800 triệu người dùng mỗi tháng.
Sang năm 2016, Facebook tham vọng từng bước đánh bại kiểu đàm thoại và tin nhắn SMS đã tồn tại từ lâu. "Số điện thoại sẽ dần biến mất trong năm 2016. SMS phổ biến cùng thời với điện thoại nắp gập. Còn hiện nay, chúng ta có thể làm nhiều thứ trên điện thoại: chúng ta đã đi lên từ việc chỉ gọi điện, nhắn tin cơ bản tới việc có hẳn một cỗ máy tính nhỏ gọn trong túi áo. Giống như điện thoại gập đang lỗi thời, các mô hình liên lạc kiểu cũ cũng sẽ không còn tồn tại", Marcus nhận định.
Facebook cho rằng xu hướng đầu tiên của năm 2016 là sự biến mất của số điện thoại.
Với ứng dụng như Messenger, người dùng không chỉ nhắn tin thuận tiện hơn mà còn có nhiều lựa chọn như sticker, ảnh, video, tin nhắn giọng nói, ảnh GIF, chia sẻ vị trí, chuyển tiền... "Các bạn có thể gọi điện mà không cần phải biết số điện thoại của người đó. Thậm chí, bạn cũng chẳng cần phải có tài khoản Facebook thì mới dùng được Messenger. Messenger hoạt động đa nền tảng, tức bạn có thể tiếp tục cuộc trò chuyện trên điện thoại, máy tính bảng, laptop hay desktop PC đều không gặp trở ngại gì", chuyên gia của Facebook nhấn mạnh.
Ngày nay, nhiều người, nhất là giới trẻ, khi làm quen thường hỏi địa chỉ Facebook của nhau thay vì xin số điện thoại. Khi cần liên lạc, họ cũng chủ yếu nhắn tin hoặc gọi điện qua Facebook và các dịch vụ OTT khác.
Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng số điện thoại di động sẽ vẫn là thứ cơ bản mà ai cũng có, chỉ là chúng không còn quá quan trọng với người dùng trong kỷ nguyên mới.
Châu An
Theo VNE
Facebook bỏ phần 'Khác' trong mục tin nhắn Mạng xã hội Facebook sẽ thay hộp thư Other (Khác) trong Messenger bằng tính năng Message Requests để kết nối mọi người tiện lợi hơn. Trên Facebook, trong phần Tin nhắn ngoài Hộp thư chính còn có mục Khác, là nơi lưu trữ các cuộc hội thoại giữa những người chưa kết bạn với mình. Phần Other ít được người dùng để ý...