Nga thông qua dự luật cho phép ngắt kết nối Internet
Hạ viện Nga ngày 11/4 đã phê chuẩn dự luật cho phép nước này ngắt truy cập Internet khỏi các máy chủ nước ngoài.
Việc tạo ra mạng Internet riêng giúp Nga loại bỏ nguy cơ bị tấn công mạng
Theo đó, với tỉ lệ 322 phiếu thuận và 15 phiếu chống, dự luật đã chính thức được thông qua. Ngày 1/11 tới, dự luật sẽ chính thức trở thành luật và bắt đầu có hiệu lực.
Với dự luật này, Nga có thể xây dựng công nghệ giám sát đường truyền Internet và thiết lập mạng Internet độc lập ngay trong năm nay, hoạt động hoàn toàn tách biệt với hệ thống tên miền trên Internet (DNS) đang được sử dụng trên toàn thế giới suốt nhiều năm qua.
Việc tạo ra mạng Internet riêng giúp Nga loại bỏ nguy cơ trở thành nạn nhân của một vụ tấn công mạng dây chuyền trên diện rộng.
Video đang HOT
Những người soạn thảo dự luật nói rằng, Nga phải đảm bảo an ninh cho hệ thống mạng của mình sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chiến lược an ninh mạng mới của Mỹ hồi năm ngoái, trong đó cáo buộc Nga thường xuyên tiến hành tấn công mạng.
Hồi tháng trước, quân đội Nga thông báo đã bắt đầu xây dựng mạng Internet riêng có tên Mạng Truyền tải Thông tin Đa dịch vụ (MTSS) trong dự án kéo dài 2 năm, giai đoạn đầu tiên sẽ kết thúc vào cuối năm 2019.
Mạng MTSS sử dụng đường truyền cáp quang, có công cụ tìm kiếm riêng và dịch vụ điện toán đám mây tương tự iCloud.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, MTSS sẽ không kết nối với mạng Internet toàn cầu để tránh tin tặc tấn công.
Theo Valleycentral
Cáp quang biển Liên Á đã bảo trì xong, khôi phục hoàn toàn dung lượng
Trong khi việc bảo trì tuyến cáp quang biển Liên Á đã được hoàn tất từ tối ngày 9/4/2019, sớm gần 2 ngày so với kế hoạch, cáp nhánh S1.9 của tuyến cáp APG hướng kết nối đi Malaysia hiện vẫn chưa khắc phục xong sự cố.
Theo kế hoạch của đơn vị quản lý tuyến cáp quang biển Liên Á (Intra Asia - IA), ngày 11/4/2019 là thời hạn tuyến cáp quang biển này hoàn tất việc bảo trì, sửa chữa cáp nhánh BU3 kết nối Internet từ Việt Nam đi HongKong, Singapore, sau gần nửa tháng kể từ thời điểm nhánh cáp BU3 bắt đầu được bảo trì. Cùng với đó, ngày 11/4/2019 cũng là thời điểm cáp nhánh S1.9 của một tuyến cáp biển khác là APG dự kiến được sửa xong và khôi phục hoàn toàn dung lượng, sau 1 tháng rưỡi gặp sự cố.
Tuy nhiên, chia sẻ với ICTnews hôm nay, ngày 11/4, đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết, tuyến cáp quang biển Liên Á đã được bảo trì xong, khôi phục hoàn toàn dung lượng trên tuyến vào tối ngày 9/4/2019, sớm hơn 2 ngày so với kế hoạch.
Trong khi đó, lịch sửa chữa, khắc phục sự cố cáp nhánh S1.9 hướng kết nối đi Malaysia của tuyến cáp quang biển Asia Pacific Gateway - APG đã lỗi hẹn. Hiện dung lượng trên nhánh cáp S1.9 của tuyến APG vẫn chưa được khôi phục.
Có tổng chiều dài 6.800 km, cáp quang biển Liên Á kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, HongKong và Nhật Bản. Được đưa vào vận hành từ tháng 11/2009, hệ thống cáp Liên Á có tốc độ truyền dữ liệu theo thiết kế lên tới 3.84 Tbps, được đánh giá là tuyến cáp quang quan trọng để trung chuyển lưu lượng đến châu Mỹ và châu Âu cho các khách hàng ở Việt Nam và khu vực.
Trong năm nay, tuyến cáp biển Liên Á gặp sự cố lần đầu tiên vào sáng ngày 10/1/2019, khiến dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi Singapore, HongKong và Mỹ trên tuyến bị sụt giảm. Nguyên nhân được xác định là do lỗi nguồn ở Singapore. Sự cố này đã được đơn vị quản lý tuyến cáp khắc phục vào ngày 27/1/2019.
APG là tuyến cáp biển mới, được đưa vào vận hành chính thức, phục vụ khách hàng từ khoảng giữa tháng 12/2016. Có khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps, tuyến cáp quang biển APG có chiều dài khoảng 10.400 km được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương. Cáp có điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Năm 2019, liên tiếp trong 3 ngày 26, 27 và 28/2/2019, 3 nhánh S1.9, S1.8 và S3 của tuyến cáp biển này lần lượt gặp sự cố. Các sự cố trên 2 nhánh S3 và S1.8 của cáp APG đã được khắc phục xong vào các ngày 7/3 và 11/3/2019.
Theo chia sẻ của các ISP, mỗi khi có tuyến cáp biển gặp sự cố hoặc được bảo trì, để hạn chế tối đa việc ảnh hưởng chất lượng dịch vụ Internet cung cấp đến khách hàng, các nhà mạng đều phải bổ sung, bù đắp dung lượng từ các tuyến cáp quang biển khác và kết nối qua cáp đất liền.
Nguồn: ictnews
Facebook muốn đặt cáp quang dưới biển châu Phi để thu hút thêm người dùng Tuyến cáp biển dưới nước sẽ giúp giảm chi phí Internet và giúp đỡ người dân châu lục này đăng ký dễ dàng hơn trên mạng xã hội Facebook. Facebook tuyên bố có dự án cáp biển trên toàn thế giới. Facebook có kế hoạch xây dựng một tuyến cáp dưới biển xung quanh châu Phi để giảm chi phí truy cập Internet...