Nga Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tuần tra chung ‘vùng an toàn’
Các cuộc tuần tra chung giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ bắt đầu vào cuối tuần này khi các lực lượng người Kurd tiếp tục rời khỏi “vùng an toàn” dài 440km dọc biên giới Syria với Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nói.
Ngày 30/10 Tổng thống Erdogan nói trong bài phát biểu trước các nhà lập pháp rằng cuộc tuần tra chung của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu vào ngày 1/11 theo thỏa thuận mà ông đã ký với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin tuần trước.
Mục đích của các cuộc tuần tra là duy trì an ninh trong “vùng an toàn” dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.
Bộ Quốc phòng Nga trước đó cũng cho biết, lực lượng người Kurd, người mà Ankara coi là khủng bố, đã rời khỏi khu vực thông qua một “hành lang an toàn” được tổ chức đặc biệt. Chúng đã được thay thế bởi quân đội chính phủ Syria và cảnh sát quân đội Nga.
Tổng thống Erdogan cho biết ông đã nhận được xác nhận từ Moscow rằng quân đội người Kurd đã rút khỏi biên giới, tuy nhiên theo tình báo Thổ Nhĩ Kỳ,một số thành phần khủng bố vẫn còn tồn tại trong khu vực. Ông cảnh báo rằng Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục tấn công người Kurd nếu họ không rút lui như đã hứa hoặc tấn công binh lính Thổ Nhĩ Kỳ.
“Chúng tôi sẽ đưa ra một phản ứng quyết liệt đối với bất kỳ cuộc tấn công nào đến từ bên ngoài vùng an toàn và chúng tôi sẽ mở rộng khu vực an toàn của chúng tôi nếu cần.” Erdogan cho biết.
Ankara đã phát động một cuộc tấn công, được đặt tên là Chiến dịch Mùa xuân hòa bình, nhắm vào lực lượng người Kurd ở Syria hồi đầu tháng này.
Chiến dịch đã kết thúc với thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ kèm theo điều kiện người Kurd sẽ phải rời khỏi khu vực được xác định là “vùng an toàn” trong vòng 120 ngày. Nga sẽ đứng ra đảm bảo cho quá trình rút lui của người Kurd được diễn ra chính xác như thỏa thuân.
“Vùng an toàn” sẽ là dải đất dài 440 km, rộng 30 km dọc biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ, là nơi để hàng trăm nghìn người tị nạn Syria tái định cư.
Video đang HOT
THANH HUYỀN
Theo tienphong/RT
Nga Thổ có thêm bất ngờ lớn sau vụ S-400
Quan hệ Nga- Thổ phát triển lên mức mới, Ankara lộ kế hoạch mua máy bay dân sự của Nga như SSJ-100 và MC-21.
Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak ngày 26/7 đã thông tin về việc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua máy bay trực thăng, máy bay chở khách dân dụng của Nga mang tên SSJ 100 và MC-21.
Máy bay MC-21 của Nga
Đáng chú ý, không chỉ tin tưởng lựa chọn máy bay Nga dân dụng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đồng ý cùng với Nga sản xuất máy bay trực thăng.
Thông tin được ông Novak công bố sau phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Nga- Thổ Nhĩ Kỳ.
"Đối với lĩnh vực công nghiệp, chúng tôi đã thảo luận về việc giao máy bay trực thăng và thành lập một liên doanh sản xuất máy bay trực thăng. Kế hoạch tương lai gồm sản xuất và cung cấp máy bay SSJ 100 và MC-21" - Bộ trưởng Novak nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya -24.
Máy bay chở khách Sukhoi Superjet 100 (SSJ 100), một máy bay chở khách tầm gần của Nga được phát triển bởi Công ty Máy bay dân dụng Sukhoi, đã được sử dụng thương mại từ năm 2011.
Trong khi đó MC-21, máy bay chở khách tầm trung của Nga, đang được phát triển bởi tập đoàn Irkut. Máy bay được lên kế hoạch sản xuất theo hai phiên bản, đó là MC-21-200 chỗ ngồi từ 132 đến 165 hành khách và MC-21-300 với 163 đến 211 chỗ ngồi.
Đại diện Nga chưa cho biết thông tin về loại máy bay trực thăng mà Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua, cũng như loại trực thăng mà hai nước sẽ cùng nhau hợp tác sản xuất.
Đây là cơ hội rộng mở cho phép Thổ Nhĩ Kỳ và Nga hướng tới một sự hợp tác mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Mới đây, Bộ trưởng Novak cũng đề cập tới hợp tác Nga- Thổ và cho biết, kim ngạch thương mại giữa hai nước sẽ đạt 100 tỷ USD trong những năm tới. Năm 2018, do các mâu thuẫn quanh vụ chiếc tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn trúng máy bay S-24 của Nga khiến 2 phi công thiệt mạng, hai nước đã tung các đòn trừng phạt về phía nhau.
Thành ý của Thổ Nhĩ Kỳ nối lại quan hệ và gỡ bỏ trừng phạt kinh tế mãi sau đó mới được phía Nga ghi nhận nhưng vẫn tiến triển chậm chạp. Năm 2018, kim ngạch thương mại song phương tổng cộng chỉ đạt 25 tỷ USD.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng cam kết tìm cách tăng tỷ trọng sử dụng tiền tệ quốc gia trong thanh toán và giao dịch thương mại lẫn nhau. Hiện, tỷ trọng này chỉ đạt 34%.
Tín hiệu mới nhất từ phía Nga cho thấy triển vọng hợp tác kinh tế mạnh mẽ giữa Ankara và Moscow, đặc biệt là trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ đang có những bất đồng với Mỹ quanh vụ mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga.
Thương vụ S-400 của Nga được Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua đã khiến Mỹ "nóng giận". Nhà Trắng đã dọa sẽ "cấm bán" tiêm kích F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ để trả đũa vụ mua hệ thống phòng thủ từ nước đối đầu với liên minh.
Khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã để ngỏ khả năng từ bỏ F-35 để mua hệ thống máy bay Su-35 của Nga.
Một nguồn tin giấu tên trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho hay: "Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đang nghiên cứu khả năng đặt mua tiêm kích Su-35S của Nga và sẽ đưa ra tuyên bố sau. Tuy nhiên, người này nói rằng vẫn còn quá sớm để khẳng định về hợp đồng mua tiêm kích Nga.
Trước đó, Sergey Chemezov, giám đốc điều hành tập đoàn quốc phòng Rostec của Nga, khẳng định Moscow sẵn sàng bán tiêm kích Su-35S cho Ankara nếu nước này đề nghị.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ hồi giữa tháng 6 cho biết Ankara đã chuẩn bị nhiều kế hoạch nhằm đối phó việc bị gạt khỏi dự án F-35, trong đó bao gồm mua tiêm kích tàng hình Su-57 Nga hoặc đẩy nhanh việc phát triển tiêm kích thế hệ 5 nội địa mang tên mã TF-X.
Nga hứa gỡ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ S-400
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh gỡ bỏ một số hạn chế kinh tế áp vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Sắc lệnh trên được công bố trên trang tin trực tuyến chính thức của Nga về thông tin pháp lý yêu cầu "bãi bỏ một số biện pháp kinh tế đặc biệt chống lại Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ" và khôi phục một phần hiệu lực của thỏa thuận đi lại giữa công dân Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ký ngày 12/5/2010.
Thỏa thuận này đã bị hạn chế sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ cường kích Su-24 của Nga đang hoạt động ở Syria vào tháng 11/2015.
Theo sắc lệnh mới này, công dân Thổ Nhĩ Kỳ mang hộ chiếu công vụ hoặc hộ chiếu đặc biệt được phép đến Nga công tác ngắn hạn mà không cần xin thị thực.
Đây được cho là tín hiệu tích cực từ phía Moscow trong bối cảnh Ankara sắp phải chịu trừng phạt kinh tế từ Mỹ do mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga.
Huy Vũ
Theo baodatviet
Vì sao S-400 Nga bán cho Thổ Nhĩ Kỳ cần 10 tháng để triển khai? Đích thân Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tiết lộ, 8 máy bay vận tải chở đầy các bộ phận của hệ thống phòng không tối tân S-400 do Nga sản xuất đã đáp xuống Thổ Nhĩ Kỳ. Hệ thống S-400 sẽ được lắp đặt xong vào tháng 4/2020. Một câu hỏi đặt ra là, tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại mất nhiều thời...