Nga tái lập căn cứ quân sự ở Cuba sau khi Mỹ rút khỏi INF?
Theo Chủ tịch ủy ban quốc phòng hạ viện Nga Vladimir Shamanov, Moscow có thể phản ứng với việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung ( INF) bằng việc mở lại căn cứ quân sự ở Cuba.
“Chính quyền Cuba sẽ cho Nga xây dựng căn cứ trở lại, đây là vấn đề chính trị hơn là quốc phòng. Điều này có thể sẽ được đề cập khi Tổng thống Cuba Miguel Diaz-Canel đến thăm Nga vào đầu tháng 11. Cuba có lợi ích quốc gia riêng và điều đó đang bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ”, ông Shamanov nhận định và phán đoán rằng, điều này có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba lần thứ 2.
Căn cứ quân sự của Nga ở Cuba có thể được tái lập
Khủng hoảng tên lửa Cuba là thời điểm cận kề xung đột hạt nhân nhất giữa Mỹ và Liên-xô trong thời kì Chiến tranh lạnh. Trong cuộc đối đầu đó, Moscow đã triển khai tên lửa hành trình hạt nhân đến Cuba để phản ứng với việc Mỹ triển khai loại tên lửa tương đương đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, trong suốt thời kì Chiến tranh lạnh, Liên-xô cũng vận hành một trạm do thám thông tin ở Lourdes, Cuba. Đây từng là căn cứ do thám tín hiệu lớn nhất của Liên-xô với 3000 nhân sự; tuy nhiên, sau khi Liên-xô tan rã, căn cứ này đã bị giảm quy mô và tiến tới ngừng sử dụng hoàn toàn vào 2001.
Video đang HOT
Vào năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phủ nhận việc Moscow đang cố gắng xây dựng lại căn cứ quân sự tại Cuba trong chuyến thăm chính thức nước này, khi khẳng định rằng, Nga vẫn đáp ứng được nhu cầu về quốc phòng ngay cả khi không có căn cứ này.
Theo anninhthudo
Nga tính mở lại căn cứ quân sự tại Cuba sau khi Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân
Nga đang cân nhắc việc mở lại các căn cứ quân sự ở Cuba sau khi Mỹ tuyên bố kế hoạch đơn phương rút khỏi hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
Cơ sở quân sự của Nga tại Cuba chụp năm 2000 (Ảnh: Reuters)
Hãng tin Interfax dẫn lời của người đứng đầu ủy ban quốc phòng Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) Vladimir Shamanov cho biết Nga có thể đáp trả kế hoạch rút khỏi INF của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng việc mở lại các căn cứ quân sự tại Cuba. Quan chức này cũng dự đoán một "cuộc khủng hoảng mới" nếu Mỹ và Nga không đạt được thỏa thuận.
Hiệp ước INF được ký kết năm 1987 giữa Nga và Mỹ nhằm cấm các bên phát triển và triển khai tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất với tầm bắn từ khoảng 500km đến 5.500km. Hiệp định được cho là nhằm ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Ông Shamanov cho rằng chính phủ Cuba sẽ đồng ý cho quân đội Nga triển khai lại các căn cứ. "Sau khi đã có những phân tích về tình hình thực tế, các đề xuất sẽ được đưa ra", ông Shamanov nói, không nêu chi tiết thêm về việc này.
Vấn đề này có thể được đưa vào chương trình nghị sự khi tân Tổng thống Cuba Miguel Diaz-Canel thăm chính thức Nga vào đầu tháng 11. Ông Diaz-Canel không phải là người quá ủng hộ hiện diện của quân đội nước ngoài trên đất Cuba, tuy nhiên La Habana hiện vẫn đối mặt với một số vấn đề chính trị, theo ông Shamanov. "Cuba có lợi ích riêng của họ và những lợi ích này đang bị tổn thương vì các lệnh trừng phạt của Mỹ", quan chức Nga nói.
Trước đó, trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti, ông Shamanov thúc giục Nga và Mỹ thương lương lại về hiệp ước hạt nhân và tìm một phương án dung hòa: "Nếu chúng ta không dừng lại và không bàn bạc, chúng ta có thể tạo ra tiền đề giống với kịch bản dẫn tới cuộc khủng hoảng Cuba".
Cuộc khủng hoảng Cuba là một trong những sự kiện suýt đẩy Nga và Mỹ tới bờ vực chiến tranh hạt nhân vào đầu những năm 1960. Trong thời kỳ đó, Moscow đưa tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tới Cuba nhằm đáp trả việc Mỹ triển khai tên lửa tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô vận hành một cơ sở tình báo tín hiệu ở Lourdes, Cuba. Mở cửa từ năm 1967, nơi này được cho là một trong những cơ sở tình báo lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài với 3.000 quân nhân vận hành. Sau sự sụp đổ của Liên Xô những năm 1990, căn cứ Lourdes đã giảm quy mô và dừng hẳn hoạt động vào năm 2001.
Việc Nga khôi phục lại hiện diện quân sự tại Cuba sẽ mang lại nhiều ý nghĩa, chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky nói với RT. Ông Murakhovsky cho biết việc vận hành lại căn cứ Lourdes không yêu cầu một khoản chi phí lớn, nhưng giúp Nga "thu thập được thông tin tình báo từ quốc gia nằm gần Cuba". Ông cũng cho rằng lần này nếu Nga quay trở lại Cuba, họ sẽ không mang tên lửa qua như thời Chiến tranh Lạnh.
Ông Konstantin Sivkov, một chuyên gia quân sự khác nói rằng quân đội Nga có thể sẽ không quay lại Cuba. Ông nói rằng vào những năm 1960, quân đội Liên Xô buộc phải đưa ra quyết định triển khai tên lửa tới Cuba vì họ không có đủ tên lửa đạn đạo liên lục địa. Hiện tại, Nga đã có.
Ngày 20/10, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với Nga vì cho rằng Moscow đã vi phạm thỏa thuận này. Nga đã bác bỏ tuyên bố của Mỹ, cáo buộc ngược lại Washington vi phạm INF.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ RT
Nga cảnh báo bắn hạ máy bay Mỹ điều khiển UAV 'lởn vởn' quanh căn cứ ở Syria Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Nga ngày 30/10 cảnh cáo nước này sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay do thám nào làm nhiệm vụ điều khiển thiết bị bay không người lái (UAV) trong trường hợp các căn cứ của Nga tại Syria gặp nguy hiểm. Máy bay do thám US Poseidon 8 bị tố điều khiển UAV tấn...