Nga tái khẳng định lập trường về khôi phục Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen
Nga sẽ quay trở lại Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nếu các điều kiện của Moskva liên quan đến hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của nước này ra thị trường toàn cầu được đáp ứng.
Tàu chở ngũ cốc di chuyển dọc Eo biển Bosphorus (Thổ Nhĩ Kỳ) hướng tới Tripoli, Libya. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 10/9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tái khẳng định Nga sẽ quay trở lại Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nếu các điều kiện của Moskva liên quan đến hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của nước này ra thị trường toàn cầu được đáp ứng.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra ở New Delhi (Ấn Độ), Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh phía Nga hoan nghênh những nỗ lực của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, người đã gửi các đề xuất cho phía Nga nhằm khôi phục thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen vốn đã hết hạn từ tháng Bảy năm nay.
Ngoại trưởng Lavrov cũng nhắc lại tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga sẽ quay trở lại thực hiện Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen vào đúng ngày mà mọi hành động cần thiết nhằm loại bỏ tất cả những trở ngại đối với hoạt động xuất khẩu phân bón và ngũ cốc của Nga được thực hiện.
Video đang HOT
Đầu tháng này, Tổng thư ký Liên hợp quốc đã gửi thư cho Ngoại trưởng Nga, trong đó đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm khôi phục Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen vốn đã hết hạn từ tháng 7 vừa qua, một năm sau khi các bên đạt được thỏa thuận này dưới sự trung gian của Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 7/9, Bộ Ngoại giao Nga đã nêu nội dung chính các đề xuất của ông Guterres gồm kết nối lại một chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp Nga – Rosselkhozbank với hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, thiết lập một nền tảng bảo hiểm, dỡ bỏ phong tỏa tài sản ở nước ngoài của các công ty sản xuất phân bón Nga và cho phép các tàu của Nga cập bến các cảng châu Âu.
Đổi lại, Liên hợp quốc muốn Nga bảo đảm Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen được nối lại ngay lập tức và đầy đủ.
Một quan chức Liên hợp quốc cũng đã xác nhận các nội dung này.
Điện Kremlin cảnh báo rủi ro an ninh khi thực hiện thỏa thuận ngũ cốc không có Nga
Ý định tiếp tục thực hiện thỏa thuận ngũ cốc mà không có sự tham gia của Nga sẽ đem lại nhiều rủi ro.
Đây là tuyên bố của người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov khi bình luận về đề xuất của Ukraine với Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine bất chấp việc Nga dừng tham gia thỏa thuận này.
Tàu chở ngũ cốc di chuyển dọc Eo biển Bosphorus, ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 2/11/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo ông Peskov, vấn đề này liên quan đến khu vực tiếp giáp với hoạt động quân sự và nếu không có đảm bảo an ninh thích hợp sẽ xuất hiện những nguy cơ nhất định tại đây. Do đó, ông Peskov nhấn mạnh các bên cần tính đến những nguy cơ này nếu thực hiện thỏa thuận mà không có Nga. Người phát ngôn Điện Kremlin cũng tuyên bố các vùng biển mà các tàu chở ngũ cốc đi qua cũng được Ukraine sử dụng cho mục đích quân sự trong khi chính quyền Kiev bác bỏ điều này.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thông báo đã gửi cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antony Guterres và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thông điệp chính thức đề nghị tiếp tục thỏa thuận ngũ cốc hoặc thỏa thuận tương tự với hình thức ba bên mà không có sự tham gia của Nga.
Tháng 7/2022, Liên hợp quốc (LHQ) và Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra làm trung gian cho Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine - hai nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới. Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và LHQ đã ký bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới, trong khi Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ về xuất khẩu thực phẩm và phân bón an toàn từ Ukraine qua Biển Đen. Thỏa thuận đã 3 lần được gia hạn và đã hết hiệu lực vào ngày 17/7.
Người phát ngôn Peskov cho biết phần thỏa thuận liên quan đến Nga đã không được thực hiện và ngay khi các bên còn lại tuân thủ đầy đủ các cam kết đối với Moskva, nước sẽ "ngay lập tức" quay trở lại thực hiện thỏa thuận.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 18/7, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) Samantha Power cam kết tài trợ 250 triệu USD để giúp nông dân Ukraine gặp khó khăn do các chuyến hàng ngũ cốc bị chặn ở Biển Đen kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi năm ngoái.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu tại cảng Odessa, bà Power cho biết khoản đầu tư thông qua sáng kiến của USAID sẽ tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp của Ukraine, sẽ nhằm thúc đẩy cơ sở hạ tầng nông nghiệp và mở rộng các tuyến xuất khẩu khác. Trong cuộc họp với Phó Thủ tướng Ukraine Oleksandr Kubrakov, bà Power nói: "Chúng ta có lợi ích chung trong việc đảm bảo rằng nông dân Ukraine tiếp tục làm việc". Bà cũng kêu gọi các chính phủ khác và khu vực tư nhân bổ sung khoản đầu tư 250 triệu USD của Mỹ để giúp nông dân Ukraine và thúc đẩy nền kinh tế Ukraine trong dài hạn.
Trước đó một ngày, bà Power đã đến thăm trụ sở của Cơ quan Khẩn cấp Quốc gia ở thủ đô Kiev và công bố gói hỗ trợ nhân đạo hơn 500 triệu USD. Bà cũng trao thêm thiết bị trị giá 2,3 triệu USD để giúp cơ quan này sửa chữa thiệt hại cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine trong cuộc xung đột.
'Số phận' bấp bênh của Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen Ngày 30/6, Nga cho biết nước này thấy không có lý do gì để gia hạn thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen sau ngày 17/7 vì phương Tây đã hành động một cách "thái quá" đối với thỏa thuận này, nhưng đảm bảo xuất khẩu ngũ cốc của Nga sang các nước nghèo sẽ tiếp tục. Tàu chở ngũ cốc di chuyển...