Nga sử dụng mồi nhử ở chiến trường khiến Ukraine mắc bẫy
Các lực lượng Nga dường như đang triển khai chiến thuật mới để đánh lừa máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine tấn công “một cách vô ích” vào các ma-nơ-canh.
Những hình nộm mồi nhử của Nga (Ảnh Telegraph).
Các video được chia sẻ trực tuyến cho thấy những ma-nơ-canh mặc quân phục xếp hàng cạnh lốp xe trong một khu vực rừng rậm, trong đó có một hình nộm dường như đang cầm một ống phóng tên lửa.
Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, những hình nộm này được bố trí một cách có chủ ý để thu hút và gây nhầm lẫn cho FPV của Ukraine, nhằm thu hút hỏa lực khỏi các mục tiêu thực sự.
Ông Keir Giles, một chuyên gia về Nga tại tổ chức nghiên cứu Chatham House, cho biết, những mồi nhử này phù hợp với “xu hướng chiến tranh đang trở nên cá nhân hóa hơn nhiều, khi đạn dược săn lùng từng mục tiêu riêng lẻ”.
Ông nói thêm, việc các binh sĩ Nga sử dụng ma-nơ-canh có thể là một cách hiệu quả, khiến những người điều khiển FPV của Ukraine băn khoăn và nghi ngờ liệu họ có đang tấn công đúng mục tiêu hay không.
Mặc dù các chuyên gia cho rằng, cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành nơi thử nghiệm công nghệ quân sự tiên tiến, nhưng chiến thuật mồi nhử như này vẫn là một công cụ quan trọng.
Video đang HOT
Những chiếc FPV có thể tiếp cận cực kỳ gần con mồi để cung cấp cho người điều khiển chúng góc nhìn sát thực nhất về mục tiêu. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc các hoạt động ngụy trang đã trở nên hữu hiệu và thuyết phục hơn khi có thể lừa đối phương tấn công nhầm mục tiêu.
Mồi nhử đã được sử dụng như một chiến thuật quan trọng, nhưng trước đây vốn chỉ tập trung vào các thiết bị lớn như xe tăng và máy bay, nay có thêm hình nộm.
Những tiến bộ về công nghệ có nghĩa là các sản phẩm mồi nhử của quân đội cũng đang phát triển để bao gồm các vật thể nhỏ như súng cối, với một số thiết bị cũng bắt chước các dấu hiệu nhiệt và radar.
Chưa rõ liệu những hình nộm trong các video bị rò rỉ có được sử dụng hay không hoặc liệu điều này có chủ đích như một phần của kế hoạch dùng mồi nhử rộng lớn hơn của Nga.
Chiến thuật hiệu quả, giá rẻ
Moscow đã sử dụng chiến thuật mồi nhử như vậy kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022.
Hình ảnh vệ tinh từ năm 2023 đã chụp được hình ảnh nét sơn vẽ trên bề mặt những máy bay ném bom Tu-95MS của Nga đóng tại một căn cứ không quân để đánh lừa những phương tiện tấn công tiềm năng.
Ukraine cũng triển khai ma-nơ-canh mồi nhử, được cho là được bố trí xung quanh khu vực Kharkov sau khi Nga kiểm soát khu vực này vào cuối năm 2022.
Kiev cũng đã bố trí máy bay giả tại các sân bay ở Kryvyi Rih và Odessa trong quá khứ, cũng như sử dụng vũ khí giả bơm hơi và bản sao bằng gỗ của hệ thống Himars.
“Bất kỳ quân đội nào không sử dụng chiến thuật hiệu quả, giá rẻ này đều là kẻ ngốc”, Ian Garner, một nhà sử học và nhà phân tích văn hóa Nga, cho biết.
“Những mồi nhử thực sự hiệu quả trong cuộc chiến cực kỳ tốn kém và cả hai bên đều phải đối mặt với các đòn tập kích của máy bay không người lái. Hiệu quả và giá rẻ là khi mua ma-nơ-canh và các thiết bị giả để thu hút hỏa lực và cứu binh sĩ của các bạn”, ông Garner nói.
Chiến lược này từng gây chú ý trong Thế chiến II khi quân đội Liên Xô sử dụng xe tăng giả, chiến hào giả và ma-nơ-canh để đánh lạc hướng quân đội Đức.
Mục đích chiến thuật giả chiến đấu cơ tại căn cứ không quân Nga
Những hình ảnh vệ tinh mới chụp được về căn cứ quân sự của Nga cho thấy Moskva đã sơn một số máy bay chiến đấu giả trên mặt đất nhằm đánh lừa Ukraine.
Căn cứ không quân Primorsko-Akhtarsk ngày 28/12/2023. Ảnh: Planet Labs PBC
Hãng tin Business Insider (Mỹ) dẫn lời các nhà phân tích cho rằng bằng cách sơn máy bay giả, Moskva có thể đang cố gắng gây nhầm lẫn cho hệ thống vũ khí của Kiev và "gây nhiễu" về những gì đang xảy ra tại các căn cứ của họ.
Ví dụ gần đây nhất về chiến thuật này được ghi nhận tại căn cứ không quân Primorsko-Akhtarsk của Nga, nằm dọc theo Biển Azov.
Trong hình ảnh vệ tinh ngày 28/12/2023 do công ty hình ảnh Planet Labs PBC chụp và Business Insider thu được, có thể thấy một số máy bay cánh cố định đang đậu thành hàng. Trong hàng là hình hai chiến đấu cơ có màu trắng, không giống như màu xanh và xám của các máy bay khác và cũng không có bóng. Một hình chiến đấu cơ thứ ba có cách sơn giống như các máy bay khác của căn cứ, nhưng giống như hai hình gây nghi ngờ, đều không có bóng.
Những hình ảnh này không xuất hiện ngày 17/8/2023 tại căn cứ. Vào hôm đó, có thể nhìn thấy một số máy bay khác nhau đậu thành hàng, không có chiếc nào sơn màu trắng. Primorsko-Akhtarsk không phải là nơi duy nhất xảy ra hoạt động bất thường này trong những tháng gần đây.
Vào ngày 26/6/2023, hình ảnh vệ tinh của căn cứ không quân Yeysk gần đó cho thấy ba hình chiến đấu cơ đặt cạnh nhau và tất cả đều có màu trắng sáng. Bên cạnh chúng là đường viền màu trắng chưa được sơn kín. Vài tuần sau, những hình sơn chiến đấu cơ biến mất và thay thế bằng máy bay quân sự thật.
Căn cứ không quân Yeysk ngày 26/6/2023. Ảnh: Planet Labs PBC
Các chuyên gia đã chỉ ra một số lý do khác nhau khiến Nga sơn chiến đấu cơ giả tại các căn cứ, ngay cả khi đó chỉ là tạm thời. Một lý do căn bản là có thể họ đang cố đánh lừa vũ khí của Ukraine muốn nhắm mục tiêu vào chiến đấu cơ tại căn cứ quân sự Nga.
Justin Bronk, chuyên gia tại Viện Dịch vụ Hoàng gia Anh (RUSI), phân tích với Business Insider: "Có khả năng mục đích là đưa ra các mục tiêu giả có thể đánh lừa máy bay không người lái tấn công một chiều của Ukraine".
Bằng cách sơn các máy bay chiến đấu giả, Nga cũng đang cố gắng che giấu số lượng thực chiến đấu cơ tại căn cứ, lịch trình hoạt động của chúng. Nhà phân tích Brady Africk tại Viện American Enterprise nhận định Nga muốn gây khó khăn cho Ukraine trong việc xác định căn cứ nào đang hoạt động tích cực.
Đó là một chiến thuật tương đối vô hại và không tốn kém, có thể thu được nhiều lợi ích. Ông Africk lập luận với Business Insider rằng tuy chỉ có cơ hội nhỏ rằng máy bay giả có hiệu quả, nhưng việc đánh lừa khiến Ukraine lãng phí đạn dược hoặc lộ địa điểm phóng có coi là cực kỳ có giá trị với Nga.
Mỹ có thể đồng ý để NATO mời Ukraine gia nhập nếu bà Harris thắng cử Truyền thông phương Tây nói rằng nếu ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris thắng cử vào ngày 5/11, bà có thể sẽ đồng ý để NATO gửi lời mời Ukraine gia nhập liên minh quân sự. Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng vào tháng 9/2023 (Ảnh: Getty). Báo Pháp Le Monde dẫn nguồn...