Mỹ có thể đồng ý để NATO mời Ukraine gia nhập nếu bà Harris thắng cử
Truyền thông phương Tây nói rằng nếu ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris thắng cử vào ngày 5/11, bà có thể sẽ đồng ý để NATO gửi lời mời Ukraine gia nhập liên minh quân sự.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng vào tháng 9/2023 (Ảnh: Getty).
Báo Pháp Le Monde dẫn nguồn thạo tin cho hay, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden dường như không có ý định phản đối một cách mạnh mẽ đối với việc NATO mời Ukraine gia nhập. Nguồn tin cho hay, nếu bà Kamala Harris giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào ngày 5/11, Mỹ có thể bắt đầu thực hiện các bước đi theo hướng đó.
Theo Le Monde, ông Biden đã tận dụng chuyến thăm ngắn tới Berlin vào ngày 18/10 để thảo luận với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Keir Starmer về các vấn đề hiện tại liên quan đến Ukraine và Trung Đông.
Bốn nhà lãnh đạo đã thảo luận về kế hoạch chiến thắng mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã trình bày với họ trong những tuần gần đây.
Đứng đầu danh sách các chủ đề được mang ra bàn bạc là việc NATO gửi lời mời Ukraine gia nhập. Ukraine đã bày tỏ mong muốn được liên minh mời gia nhập trước khi ông Biden kết thúc nhiệm kỳ.
Dù quá trình kết nạp sẽ còn kéo dài và Ukraine sẽ phải thực hiện nhiều điều kiện, tuy nhiên Kiev cho rằng một lời mời chính thức từ liên minh thể hiện cam kết tới Ukraine về vị trí của nước này trong nền tảng an ninh phương Tây.
Theo Le Monde, Mỹ và Đức tới nay vẫn chưa đồng ý với việc mở rộng NATO để kết nạp Ukraine, trong khi Pháp và Anh dường như có quan điểm cởi mở hơn với phương án này.
Tuy nhiên, báo Pháp nói rằng, Mỹ không phản đối quá mạnh mẽ với việc mời Ukraine vào NATO. Theo nguồn tin, nếu bà Harris thắng cử, ông Biden có thể sẽ xúc tiến việc mời Ukraine vào NATO trong giai đoạn chuyển giao quyền lực.
Báo Pháp cũng nhấn mạnh, quyết định mời Ukraine vào NATO hay không cần có sự đồng thuận của toàn bộ 32 nước thành viên của liên minh. Cho tới nay, Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary và Slovakia có thể là trở ngại của Ukraine trong triển vọng được chính thức gửi lời mời gia nhập NATO.
Trước đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết, ông cảm thấy lo ngại trước kế hoạch chiến thắng của Ukraine, bao gồm việc NATO gửi lời mời Ukraine gia nhập ngay lập tức. Theo ông Orban, kế hoạch này là không khả thi và Hungary sẽ không ủng hộ phương án này.
Trong khi đó, khi thăm Kiev vào cuối tuần qua, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Nol Barrot nói rằng Paris cởi mở với ý tưởng mời Ukraine gia nhập NATO.
Nga tung quân phản công, đánh bại 8 lữ đoàn Ukraine ở trận địa Kursk
Nga đã triển khai trực thăng tấn công quân nhân và vũ khí của Ukraine ở Kursk, gây tổn thất lớn cho Kiev.
Binh lính Nga tác chiến ở vùng chiến sự (Ảnh: Sputnik).
Bộ Quốc phòng Nga ngày 20/10 tuyên bố, trong vòng 24 giờ, quân đội Nga đã đánh bại 8 lữ đoàn của lực lượng vũ trang Ukraine ở tỉnh Kursk và tiếp tục các hoạt động tấn công ở mặt trận này.
Bộ Quốc phòng Nga xác nhận các bước tiến của lực lượng Moscow trong việc đẩy lùi các đơn vị của Ukraine ở Kursk.
Các đơn vị của Nhóm tác chiến phía Bắc của Nga tiếp tục tiến hành các hoạt động tấn công, đánh bại các đơn vị của các lữ đoàn cơ giới 22, 47 và 115, lữ đoàn tấn công đường không 82 và 95, lữ đoàn thủy quân lục chiến 36, cũng như các lữ đoàn phòng thủ 103 và 129 của lực lượng vũ trang Ukraine tại các khu định cư Kolmakov, Kruglenkoye, Lyubimovka, Nizhny Klin, Novoivanovka, Novy Put, Plekhovo, Tolsty Lug, Cherkasskaya Konopelka và Cherkasskoye Porechnoye.
Các lực lượng không quân, pháo binh và tên lửa tiếp tục phá hủy các khu vực tập trung quân và trang thiết bị của lực lượng vũ trang Ukraine ở Kursk, cũng như lực lượng dự bị của Kiev ở Sumy. Vùng Sumy của Ukraine là khu vực giáp biên giới Nga, được cho là nơi Kiev điều động quân sang lãnh thổ Nga.
Vị trí vùng Kursk ở Nga (Ảnh: Economist).
Bộ Quốc phòng Nga thông báo, trực thăng Mi-28NM đã hạ gục một nhóm quân Ukraine và xe bọc thép gần biên giới vùng Kursk.
"Các kíp lái trực thăng Mi-28NM đã tấn công quân nhân Ukraine và xe bọc thép quân sự bằng tên lửa gần biên giới Kursk. Theo báo cáo từ lực lượng kiểm soát không lưu tiền phương, các quân nhân Ukraine và xe bọc thép quân sự đã bị phá hủy", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Các kíp lái trực thăng Ka-52M của Nga cũng ngăn chặn việc luân chuyển quân Ukraine tại các khu vực biên giới ở vùng Kursk.
"Các cuộc tấn công đã được thực hiện vào các mục tiêu của đối phương bằng tên lửa phóng từ trên không. Sau khi sử dụng vũ khí phóng từ máy bay, các kíp lái đã bắn pháo sáng và quay trở lại căn cứ. Các xe bọc thép và quân nhân của Ukraine đã bị xóa sổ", Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố.
Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, trong vòng 24 giờ, lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn 310 quân. 9 xe bọc thép đã bị phá hủy, bao gồm một xe chiến đấu bộ binh, một xe bọc thép chở quân M113, 7 xe chiến đấu bọc thép, cũng như 6 khẩu pháo và 6 ô tô, hai hệ thống tác chiến điện tử Enclave và một hệ thống radar phản pháo.
Theo thống kê của Bộ Quốc phòng Nga, kể từ khi bắt đầu chiến dịch đột kích vào Kursk hồi đầu tháng 8, quân đội Ukraine đã mất hơn 25.050 quân nhân, 167 xe tăng, 83 xe chiến đấu bộ binh, 103 xe bọc thép chở quân, 964 xe chiến đấu bọc thép, 660 ô tô, 210 khẩu pháo cùng hàng loạt thiết bị quân sự khác.
Lực lượng Ukraine cho đến nay vẫn tiếp tục giao tranh ở Kursk, mặc dù quân đội Nga tuyên bố giành lại một số vùng lãnh thổ mà Kiev đã kiểm soát. Trước đó, Ukraine tuyên bố kiểm soát khoảng 100 khu định cư trên diện tích khoảng 1.300km2 ở Kursk.
Theo ông Alaudinov, các cuộc tấn công của Nga ở Kursk trong thời gian qua đã buộc Ukraine phải rút quân ở nhiều khu vực.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết chiến dịch Kursk được tiến hành để chuyển hướng lực lượng Nga khỏi mặt trận phía Đông Ukraine, đồng thời tăng số lượng binh lính Nga bị bắt để sử dụng làm một phần của "quỹ trao đổi" tù binh giữa hai nước.
Tuy nhiên, việc Ukraine kéo căng lực lượng để đưa quân lên tấn công vùng Kursk khiến hàng phòng thủ ở miền Đông lộ ra điểm yếu và Nga đã khai thác lỗ hổng này. Trong vài tuần qua, Moscow liên tiếp giành được lãnh thổ chiến lược ở Donetsk, đẩy Kiev vào thế khó.
Tướng NATO: Quân đội Nga có thể mạnh hơn sau xung đột Tướng Christopher Cavoli, Tư lệnh tối cao quân đồng minh châu Âu, tin rằng dù cuộc chiến ở Ukraine kết thúc thế nào, quân đội Nga sẽ mạnh hơn hiện tại. Binh sĩ Nga tập trận ở bán đảo Crimea (Ảnh: Moskva). "Khi cuộc chiến ở Ukraine kết thúc, dù thế nào đi nữa, quân đội Nga sẽ mạnh hơn ngày nay. Các...