Nga: Sớm hay muộn Mỹ và phương Tây sẽ thấy mệt mỏi vì viện trợ cho Ukraine
Thư ký Báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho rằng sớm hay muộn, Mỹ và EU sẽ cảm thấy mệt mỏi về việc viện trợ cho Ukraine.
Thư ký Báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov. (Ảnh: Reuters)
Theo Thời báo Hoàn Cầu, bình luận về những thông tin khác nhau gần đây ở Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) xung quanh việc viện trợ cho Ukraine, Thư ký Báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho rằng sớm hay muộn, Mỹ và EU sẽ cảm thấy mệt mỏi và điều này sẽ dẫn đến sự chia rẽ nội bộ ở phương Tây.
“Chúng tôi đã nói nhiều lần trước đây. Nga dự đoán rằng sự mệt mỏi do cuộc xung đột này mang lại, sự mệt mỏi do hỗ trợ Ukraine sẽ lan rộng giữa các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, và dẫn đến sự chia rẽ trong các nhóm cầm quyền của những nước này và làm gia tăng xung đột”, ông Peskov cho biết trong một tuyên bố ngày 2/10 (giờ địa phương).
Video đang HOT
Trước đó, để tránh tình trạng “đóng cửa” các cơ quan chính phủ liên bang, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật phân bổ ngân sách ngắn hạn vào cuối ngày 30/9, nhưng dự luật này không bao gồm khoản viện trợ bổ sung cho Ukraine.
Để loại bỏ những đồn đoán bên ngoài, chính phủ Mỹ thông qua người phát ngôn của Nhà Trắng tuyên bố rằng, viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine sẽ không dừng lại, đồng thời Mỹ và các đồng minh sẽ tiếp tục đối thoại về việc hỗ trợ Ukraine.
Tại châu Âu, Đảng Chỉ đạo do cựu Thủ tướng Slovakia Robert Fizo lãnh đạo đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội tổ chức ngày 30/9. Trong cuộc bầu cử, ông Fizo đã công khai tuyên bố rằng Slovakia nên “chấm dứt hỗ trợ quân sự cho Ukraine”, kêu gọi Nga và Ukraine giải quyết xung đột thông qua đàm phán hòa bình.
Anh bác bỏ khả năng điều quân đến Ukraine khi xung đột tiếp diễn
Thủ tướng Rishi Sunak khẳng định Anh sẽ không điều quân đến Ukraine khi xung đột tiếp diễn.
Binh sĩ Ukraine huấn luyện cùng binh sĩ Anh. Ảnh: EPA
"Sẽ không có binh sĩ Anh nào được điều đến chiến đấu trong cuộc xung đột hiện tại", hãng thông tấn TASS dẫn lời Thủ tướng Anh nhấn mạnh tại hội nghị thường niên của đảng Bảo thủ ở Manchester hôm 1/10.
Tuyên bố của ông Sunak được đưa ra chỉ vài giờ sau khi tờ Sunday Telegraph dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Grant Shapps nói rằng Chính phủ Anh muốn triển khai chuyên gia quân sự tới Ukraine, tăng cường huấn luyện các binh sĩ của Kiev ở Anh hoặc các nước phương Tây khác.
Ông Sunak giải thích ý của Bộ trưởng Quốc phòng Shapps là có khả năng Anh sẽ triển khai huấn luyện ở Ukraine vào một ngày nào đó trong tương lai. Tuy nhiên, đó là việc lâu dài, không phải ở đây và ngay lúc này.
Sau tuyên bố của ông Shapps, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo bất kỳ binh sĩ Anh nào huấn luyện quân đội Kiev ở Ukraine sẽ là mục tiêu hợp pháp của lực lượng Nga.
"Điều này sẽ biến những chuyên gia huấn luyện của họ thành mục tiêu chính đáng cho lực lượng vũ trang của chúng ta", ông Medvedev viết trên Telegram. Ông nói: "Hãy hiểu rõ rằng họ sẽ bị tiêu diệt. Và không phải với tư cách là lính đánh thuê, mà cụ thể là với tư cách là chuyên gia NATO của Anh".
Trong năm qua, Anh đã cung cấp các khóa huấn luyện quân sự kéo dài 5 tuần cho khoảng 20.000 binh sĩ Ukraine trong năm qua. Nước này cũng dự định đào tạo một số lượng binh sĩ tương tự trong tương lai. Tuy nhiên, cho đến nay, Anh và các đồng minh vẫn tránh hiện diện quân sự chính thức ở Ukraine để giảm nguy cơ xung đột trực diện với Nga.
Trước đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết ông đã thúc giục Thủ tướng tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine thêm 50%.
Ông Wallace đã từ chức trong cuộc cải tổ vào tháng 8, nhưng cho biết một trong những hành động cuối cùng của ông với vai trò này là gây áp lực để hỗ trợ thêm tài chính cho các lực lượng Ukraine. Theo tờ Daily Telegraph, Anh không còn là nước ủng hộ quân sự lớn nhất cho Kiev ở châu Âu nữa mà đã tụt lại phía sau Đức.
Lời kêu gọi bổ sung viện trợ cho Ukraine của ông Wallace được đưa ra trong bối cảnh cuộc tranh luận về mức độ viện trợ Ukraine đang bùng lên ở phương Tây. Tại Mỹ, Chính phủ Tổng thống Joe Biden đã kêu gọi đảm bảo thêm nguồn tài trợ cho Kiev. Trong khi đó ở Slovakia, cựu Thủ tướng Robert Fico, người vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội, đã tuyên bố sẽ rút hỗ trợ quân sự của nước này cho Ukraine.
Cuộc bầu cử Slovakia tác động đến sự thống nhất của phương Tây về Ukraine? Cử tri Slovakia đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử được cho là sẽ đe dọa sự thống nhất của phương Tây về Ukraine. Cử tri Slovakia bỏ phiếu tại 1 điểm bầu cử ngày 30/9/2023. Ảnh: Reuters Người dân Slovakia ngày 30/9 đã đi bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử quốc hội diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh gay...