Cử tri Malaysia đi bỏ phiếu bầu cơ quan lập pháp tại 6 bang
Cuộc bầu cử được xem như phép thử quan trọng đối với uy tín Chính phủ của Thủ tướng Anwar Ibrahim – người lên nắm quyền lãnh đạo đất nước sau cuộc tổng tuyển cử vào cuối tháng 11 năm ngoái.
Sáng 12/8, cử tri Malaysia tại 6 bang gồm Kelantan, Terengganu, Kedah, Penang, Selangor và Negeri Sembilan, đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử cấp bang.
Cuộc bầu cử này được xem như phép thử quan trọng đối với uy tín Chính phủ của Thủ tướng Anwar Ibrahim – người lên nắm quyền lãnh đạo đất nước sau cuộc tổng tuyển cử vào cuối tháng 11 năm ngoái.
Các điểm bỏ phiếu đã mở cửa vào lúc 8 giờ sáng 12/8 (giờ địa phương), tức khoảng 7h sáng cùng ngày (giờ Việt Nam). Có hơn 9,7 triệu cử tri đủ tư cách tham gia bỏ phiếu.
Video đang HOT
Trong suốt 2 tuần vận động tranh cử, Thủ tướng Anwar Ibrahim cam kết sẽ tăng trợ cấp tài chính cho nông dân trồng lúa, viện trợ phát triển kinh tế và tạo cơ hội việc làm.
Trong 6 bang tiến hành bầu cử, liên minh cầm quyền của ông Anwar chiếm đa số tại 3 bang. Ba bang còn lại do liên minh người Hồi giáo Malay của cựu Thủ tướng Muhyiddin Yassin kiểm soát. Các cử tri sẽ bỏ phiếu bầu 245 thành viên cơ quan lập pháp của các bang.
Tại các cuộc bỏ phiếu lần này, những vấn đề được người dân quan tâm là tăng trưởng kinh tế đất nước đang chậm lại và chi phí sinh hoạt tăng cao hơn do ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Ông Anwar trở thành Thủ tướng vào tháng 11/2022 sau một bế tắc chính trị khiến đảng của ông giành được nhiều ghế nhất trong cuộc tổng tuyển cử nhưng không đạt được đa số hoàn toàn cần thiết để thành lập chính phủ.
Thực tế này buộc ông phải liên minh với với đảng đối lập Tổ chức Dân tộc Malay thống nhất (UMNO) để giành được đa số 2/3 trong nghị viện và sự chấp thuận của Vua Malaysia để thành lập một chính phủ thống nhất.
Theo các nhà phân tích, kết quả bầu cử riêng rẽ tại 6 bang sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến thế đa số của Chính phủ do Thủ tướng Anwar đứng đầu.
Tuy nhiên, bất kỳ thất bại đáng kể nào đối với liên minh cầm quyền có thể dẫn đến những nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của ông Anwar, làm suy yếu nền tảng của liên minh cầm quyền.
Bầu cử Campuchia: Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao nhất kể từ năm 2018
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, ngày 23/7, hơn 8,2 triệu cử tri Campuchia đã đi bỏ phiếu bầu cử nghị sĩ Quốc hội khóa VII, chiếm 84,58% trong tổng số 9.710.655 cử tri.
Chủ tịch CPP, Thủ tướng Campuchia Hun Sen bỏ phiếu bầu nghị sĩ Quốc hội khóa VII tại điểm bầu cử số 1697, Trường Bổ túc Sư phạm Ta Khmau, tỉnh Kandal. Ảnh: Quang Anh/PV TTXVN tại Campuchia
Thông tin trên được ông Prach Chan, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Quốc gia Campuchia (NEC), xác nhận tại cuộc họp báo tối cùng ngày về công tác tổ chức bầu cử nghị sĩ Quốc hội khóa VII năm 2023. Với số liệu tạm thời vừa công bố, cuộc bầu cử Quốc hội vừa diễn ra ghi nhận tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử cao hơn hai cuộc bầu cử gần nhất ở Campuchia. Theo đó, cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI năm 2018 ghi nhận hơn 83% số cử tri tham gia bầu cử, trong khi cuộc bầu cử Hội đồng xã, phường lần thứ 5 vào năm 2022 ghi nhận 80,32% số cử tri đi bỏ phiếu.
Đánh giá về công tác tổ chức bầu cử, ông Prach Chan cho biết, nhờ sự phối hợp tốt giữa các cơ chế, hệ thống an ninh bầu cử các cấp với NEC và cơ quan tổ chức bầu cử các cấp, tiến trình bầu cử đã diễn ra thành công, trong không khí yên bình, an ninh, hòa bình và đảm bảo trật tự công cộng, không ghi nhận hành vi bạo lực và đe dọa.
Theo người đứng đầu NEC, ngay sau khi kết thúc hoạt động bỏ phiếu lúc 15h ngày hôm nay (23/7), các điểm bầu cử đã được chuyển đổi công năng, chuyển sang công tác kiểm phiếu. Kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử được công bố dưới hình thức phát trực tiếp từ 19h ngày 23/7 trên kênh sóng Đài Truyền hình Quốc gia Campuchia. Bên cạnh đó, kết quả sơ bộ cũng được công bố trên các phương tiện và nền tảng truyền thông của Đài Phát thanh Quốc gia Campuchia, Thông tấn xã Campuchia và NEC. Ông Prach Chan cho biết: "Theo lịch trình bầu cử, kết quả bầu cử chính thức sẽ được công bố trong quãng thời gian từ ngày 9/8 đến ngày 4/9, trong trường hợp không tổ chức bầu cử lại và tùy thuộc vào việc có phát sinh đơn khiếu nại hay không".
Theo Chủ tịch NEC, cuộc bầu cử nghị sĩ Quốc hội Campuchia lần này thu hút hơn 90.000 quan sát viên theo dõi, giám sát tiến trình tổ chức bầu cử. Trong số này, có trên 89.500 quan sát viên đến từ 135 tổ chức trong nước và 586 quan sát quan viên quốc tế đến từ 52 quốc gia và tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, có 8/18 đảng phái tham gia tranh cử đăng ký quan sát viên và Ban bầu cử các xã, phường cho phép hơn 57.000 quan sát viên của các chính đảng này tham gia theo dõi, giám sát tiến trình bầu cử.
Ngoài ra, có gần 1.300 phóng viên thuộc 185 cơ quan báo chí, truyền thông đăng ký tác nghiệp, đưa tin về cuộc bầu cử lần này. Trong số đó, có 137 phóng viên thuộc 38 cơ quan báo chí, truyền thông quốc tế.
Trong số 18 chính đảng tham gia tranh cử tại cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII ở Campuchia lần này - kể từ cuộc bầu cử đầu tiên vào năm 1993, có 17 chính đảng cạnh tranh với đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, đảng xếp thứ 18 trong danh sách các chính đảng tham gia tranh cử, theo thứ tự ghi trên phiếu bầu. Cuộc bầu cử Quốc hội lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị ở Campuchia ổn định. Với lợi thế giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử khóa trước, nắm giữ tất cả 125 ghế Quốc hội, lãnh đạo đất nước gặt hái nhiều thành quả trong nhiệm kỳ chính phủ đương nhiệm và bối cảnh chính trị thuận lợi, đảng CPP của Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen được dự báo sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của cử tri.
Người dân Israel tiếp tục biểu tình phản đối cải cách tư pháp Trước đó, Ủy ban Tư pháp và Luật Hiến pháp của Quốc hội Israel, trong đó liên minh cầm quyền của Thủ tướng Benjamin Netanyahu chiếm đa số, đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật hạn chế quyền của Tòa án Tối cao. Người dân tham gia biểu tình phản đối kế hoạch cải cách tư pháp tại Tel Aviv, Israel, ngày 1/7/2023....