Nga sở hữu xe tăng nhiều gấp đôi Mỹ
Quân đội Nga sở hữu gần 13.000 xe tăng, nhiều gấp khoảng hai lần so với gần 6.300 chiếc của Mỹ, song biên chế ít thiết giáp hơn.
“57 thiết giáp mới và 104 chiếc qua sửa chữa được chuyển tới lục quân và lực lượng đổ bộ đường không”, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko nói ngày 5/8 và cho biết số thiết giáp này gồm xe chiến đấu bộ binh BMD-4M, BMP-3, BMP-2 cùng tăng chủ lực T-72B và T-80.
Theo thống kê của Global Fire Power, quân đội Nga sở hữu 12.950 xe tăng, gấp hơn hai lần so với 6.289 chiếc của Mỹ. Biên tập viên Kris Osborn của National Interest nhận định số xe tăng vượt trội của Nga đặt ra “câu hỏi thú vị” về khả năng chiến tranh kéo dài trên bộ.
“Hàng nghìn chiếc xe tăng vượt trội đóng vai trò quan trọng tới đâu trong các cuộc giao tranh trên bộ kéo dài? Liệu số xe tăng đó có bị phá hủy trong cuộc xung đột trên bộ kéo dài nhiều năm và tạo ra kịch bản có lợi cho lực lượng lục quân tiến công của Nga”, Osborn viết.
Tăng chủ lực T-72B-3 trình diễn tại triển lãm Army-2019 tại Moskva, Nga, tháng 6/2019. Ảnh: RIA Novosti.
Osborn nhận định T-72B, biến thể tăng chủ lực thế hệ ba T-72, là khí tài phần nào có thể so sánh với những chiếc Abrams được hiện đại hóa của Mỹ. Tuy nhiên theo thống kê của Global Fire Power, Nga sở hữu 27.038 thiết giáp các loại trong khi Mỹ biên chế 39.253 chiếc, nhiều hơn 12.215, do đó “không thể đánh giá quá cao việc Nga sở hữu (nhiều hơn Mỹ) 6.000 xe tăng”.
Video đang HOT
“Tuy nhiên, bất cứ cuộc chiến tranh hiện đại nào đều sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh không quân. Mỹ sở hữu lượng máy bay chiến đấu nhiều gấp hai lần và số trực thăng nhiều gấp 5 lần. Do đó xe tăng Nga dễ bị tiêu diệt trong các trận không kích nếu Mỹ giành được ưu thế trên không”, Osborn cho biết.
Lợi thế về xe tăng được nhận định là lý do khiến hãng nghiên cứu RAND nhiều năm trước cho rằng lực lượng trên bộ của Nga có thể nhanh chóng tràn vào vùng Baltics, trừ khi Mỹ đưa lượng lớn quân tiếp viện tới khu vực này.
“Một số yếu tố cần xem xét như điều kiện công nghệ hiện có và mức độ tinh vi của xe tăng Nga. Bao nhiêu chiếc T-72 được nâng cấp để có năng lực ngang ngửa tăng chủ lực Abrams? Dù nhiều thông tin chi tiết liên quan đến nâng cấp kỹ thuật cho những chiếc T-72B không được công bố, chưa chắc chúng có thể so được với biến thể Abrams mới nhất”, Osborn viết.
Biến thể Abrams mới nhất được trang bị cảm biến hồng ngoại Forward-Look, thiết bị chỉ thị mục tiêu tầm nhiệt mới có khả năng phát hiện sức nóng tỏa ra từ phương tiện của đối phương. Ngoài ra, biến thể Abrams này còn được trang bị giáp vật liệu mới, đạn đa chức năng và nhiều thứ khác. “Điều này vẫn đặt ra câu hỏi liệu Abrams có vượt qua T-14 (của Nga) hay không”, Osborn cho biết.
Osborn cho rằng nếu một xe tăng được trang bị cảm biến để tìm diệt tăng thiết giáp của đối phương ở phạm vi an toàn, “một chiếc xe tăng có thể đối phó được hàng chục xe tăng của đối phương”.
“Đó là khái niệm tương tự như F-35. Tiêm kích này được thiết kế với nhiều cảm biến và vũ khí tiên tiến nhằm tìm diệt nhiều máy bay đối phương trước khi bị phát hiện”, Osborn viết.
Nga trong nhiều năm triển khai hiện đại hóa quân sự, biên chế nhiều khí tài mới và các vũ khí cũ được nâng cấp để phù hợp với tình hình hiện nay. Theo xếp hạng của Global Fire Power, sức mạnh quân sự của Nga đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng của Moskva đạt khoảng 48 tỷ USD trong khi Washington chi khoảng 750 tỷ USD.
Ấn Độ triển khai tăng T-90 sát biên giới Trung Quốc
Ấn Độ triển khai 12 xe tăng T-90 cùng hàng nghìn binh sĩ tới một căn cứ sát biên giới để đối phó nguy cơ lính Trung Quốc vượt biên.
Một đại đội tăng chiến đấu chủ lực T-90 cùng một lữ đoàn gồm 4.000 lính và nhiều thiết giáp được Ấn Độ triển khai tại căn cứ Daulat Beg Oldi, sát ngã ba biên giới Ấn Độ - Trung Quốc - Pakistan. Các chỉ huy Ấn Độ cho biết lực lượng này có nhiệm vụ ngăn chặn bất cứ vụ xâm nhập nào của binh sĩ Trung Quốc qua ngả đèo Shaksgam - Karakoram thuộc vùng Ladakh, tờ Hindustan Times hôm nay đưa tin.
Các cây cầu trên tuyến Darbuk-Shyok-Daulat Beg Oldi không chịu được trọng lượng 46 tấn của T-90, do đó những chiếc xe tăng này phải dùng thiết bị chuyên dụng để vượt suối. Lục quân Ấn Độ cũng điều một số xe chiến đấu bộ binh, pháo M-777 155 mm và pháo M-46 130 mm lên nhiều địa điểm phía đông Ladakh, gồm Daulat Beg Oldi, thung lũng Galwan và hồ Pangong Tso.
Xe tăng T-90 của Ấn Độ tham gia cuộc diễn tập tại Hanumangarh, gần biên giới với Pakistan, năm 2012. Ảnh: AFP.
Đợt triển khai quân diễn ra sau khi quá trình đàm phán rút quân giữa hai nước thất bại và quân đội Trung Quốc (PLA) điều thêm gần 50.000 quân tới khu vực Aksai Chin. Ảnh vệ tinh cho thấy lượng lớn binh sĩ Trung Quốc tập trung tại khu tự trị Tây Tạng và một số đường hầm có thể được dùng để cất giấu thiết bị. Giới chuyên gia nhận định PLA dường như sẵn sàng cho đợt triển khai quân dài ngày trong mùa đông khắc nghiệt ở địa hình núi cao thuộc dãy Himalaya.
Tài khoản Twitter Detresfa ngày 20/7 đăng ảnh vệ tinh chụp thị trấn Sư Tuyền Hà, huyện Cát Nhĩ, khu tự trị Tây Tạng, cho thấy quân đội Trung Quốc điều khoảng 5.000 quân cùng nhiều trang thiết bị lên khu vực. Các bãi đáp trực thăng xuất hiện tại đây và một số công trình mới đang được xây dựng.
Ảnh vệ tinh khu vực thị trấn Sư Tuyền Hà, huyện Cát Nhĩ, khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc, ngày 20/7. Ảnh: Twitter/detresfa.
Ấn Độ và Trung Quốc nhiều lần tổ chức đàm phán quân sự và ngoại giao sau vụ ẩu đả chết người hôm 15/6, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và nhiều lính Trung Quốc thương vong. Tuy nhiên, hai nước chỉ đạt được đồng thuận về việc rút quân khỏi khu vực thung lũng Galwan.
Các nguồn tin Ấn Độ cho biết Trung Quốc chưa rút lực lượng khỏi khu vực hồ Pangong Tso và thung lũng Depsang. Một nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết lính Trung Quốc đã xâm nhập 8 km vào lãnh thổ nước này tại khu vực thung lũng Depsang.
Căng thẳng trên biên giới Ấn - Trung leo thang từ cuối tháng 4, khi Trung Quốc đưa hàng nghìn binh sĩ cùng xe cơ giới và pháo vào khu vực tranh chấp dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Giới chuyên gia cho biết Trung Quốc một mặt đẩy mạnh xây dựng hạ tầng trong khu vực, mặt khác tìm cách cản trở Ấn Độ nâng cấp các căn cứ quân sự của nước này.
Vị trí căn cứ Daulat Beg Oldi của Ẩn Độ (đánh đấu đỏ). Đồ họa: Times.
Covid-19 bùng phát trong trường quân sự Indonesia Gần 1.300 người liên quan tới Trường Sĩ quan Lục quân Indonesia dương tính với nCoV giữa lúc nước này chật vật kiềm chế đại dịch. Tướng Andika Perkasa, tham mưu trưởng lục quân Indonesia, hôm qua cho biết trong số 1.280 ca nhiễm nCoV được ghi nhận tại Trường Sĩ quan Lục quân ở thành phố Bandung, tỉnh Tây Java, 991 người...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đột phá AI: Con chip mới hứa hẹn cách mạng hóa nhiều lĩnh vực

Ông Zelensky ra mệnh lệnh quan trọng sau đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Ukraine bác tối hậu thư, kiên quyết không nhượng lãnh thổ

Tổng thống Trump, Putin công bố kết quả điện đàm

EU nhất trí lập quỹ quốc phòng 168 tỷ USD cho mua sắm vũ khí

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể nhận định về tác động của đối thoại Nga - Mỹ

Bloomberg: Chính quyền Trump cân nhắc rao bán trụ sở VOA

Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Indonesia phun trào nhiều lần trong 2 ngày qua

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine
Có thể bạn quan tâm

G-Class Trung Hoa sắp xuất hiện, động cơ lai có thể chạy hơn 1.000 km
Ôtô
12:10:58 20/05/2025
Vụ Thùy Tiên bị 'tóm': chủ đích nói dối ăn 7 tỷ, CĐM mất niềm tin với giới KOL?
Netizen
12:10:30 20/05/2025
Xe số thiết kế cá tính hơn Honda Wave Alpha, giá từ 17,5 triệu đồng tại Việt Nam
Xe máy
12:10:29 20/05/2025
Trần Dịch Tấn qua đời đột ngột, nghi báo tin Covid-19 để che đậy sự thật sốc!
Sao châu á
11:48:18 20/05/2025
Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh
Tin nổi bật
11:27:21 20/05/2025
Một đêm nhạc đáng nhớ với khán giả thủ đô của con gái Mỹ Linh
Nhạc việt
11:11:50 20/05/2025
Chân váy dáng dài dễ mặc, dễ đẹp nhất mùa nắng
Thời trang
11:06:09 20/05/2025
Mẹo trang điểm không bị lem khi đổ mồ hôi
Làm đẹp
11:02:09 20/05/2025
Những hình ảnh không bao giờ được lên sóng của Thùy Tiên
Hậu trường phim
10:57:16 20/05/2025
Tôi nhắc một cái tên, người tình giàu có đang vui vẻ bỗng nổi giận bỏ về
Góc tâm tình
10:38:36 20/05/2025