Nga sở hữu dự trữ ngoại hối lớn thứ tư thế giới
Với trên 540 tỉ USD, Nga hiện là chủ sở hữu dự trữ ngoại hối lớn thứ tư thế giới, trong khi Mỹ xếp thứ 11.
Nga đã vươn lên vị trí thứ tư trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới về dự trữ ngoại hối, theo tính toán được hãng tin RIA Novosti công bố ngày 26/11.
Dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Nga cho thấy trong 9 tháng đầu năm nay, dự trữ ngoại tệ của Nga, bao gồm cả những khoản bị phương Tây đóng băng do các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine, đã tăng lên 540 tỷ USD.
Con số này cho phép Nga thay thế Ấn Độ, quốc gia đã giữ vị trí thứ tư kể từ mùa hè năm ngoái. Lượng dự trữ ngoại hối của Ấn Độ tính đến cuối tháng 9/2022 là 532 tỷ USD. Hai nước đã cạnh tranh với nhau về chỉ số này kể từ năm 2015.
Trung Quốc vẫn duy trì vị trí dẫn đầu lâu năm về dự trữ quốc tế, với tài sản trị giá 3.193 nghìn tỷ USD tính đến cuối tháng 9 năm nay. Vị trí thứ hai thuộc về Nhật Bản với 1.238 nghìn tỷ USD và Thụy Sĩ đứng thứ ba với 892 tỷ USD.
Theo báo cáo của RIA Novosti, một xu hướng thú vị đã xuất hiện ở nửa dưới của top 10, trong đó các nền kinh tế mới nổi vượt xa các nền kinh tế thị trường phát triển. Hong Kong đã bị Saudi Arabia soán ngôi ở vị trí chủ sở hữu ngoại hối lớn thứ sáu; Brazil tăng lên vị trí thứ 9, đẩy Singapore xuống thứ 10; Hàn Quốc tụt xuống vị trí thứ 7.
Đức và Mỹ lần lượt giữ vị trí thứ 11 và 12 so với năm ngoái, trong khi Pháp tăng lên vị trí thứ 13, tiếp theo là Italy. Mexico tăng ba bậc lên vị trí thứ 15. Thái Lan, Anh, Israel, Ba Lan và Cộng hòa Séc lọt vào top 20.
Video đang HOT
Nghiên cứu do RIA Novosti thực hiện dựa trên dữ liệu từ ngân hàng trung ương của 90 nền kinh tế lớn nhất thế giới tính đến năm 2021. Mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm 50 nền kinh tế có lượng dự trữ lớn nhất, vốn đã tiết lộ vào giữa tháng 11 các dữ liệu của họ tính đến tháng 9.
Theo đài RT, Nga đã tăng cường dự trữ ngoại hối như một lá chắn chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Hôm 13/11, Ngân hàng trung ương Nga cho biết dự trữ ngoại tệ của nước này đã tăng 1,2% trong tháng 10 lên hơn 547 tỷ USD tính đến ngày 1/11. Ngân hàng trung ương Nga thường xuyên công bố thông tin cập nhật về tài sản dự trữ của mình với độ trễ một tuần.
Dự trữ quốc tế của Nga, là tài sản nước ngoài có tính thanh khoản cao do Ngân hàng trung ương Nga và chính phủ nước này nắm giữ, bao gồm các quỹ ngoại tệ, quyền rút vốn đặc biệt với IMF và vàng tiền tệ.
Nga đã mất quyền truy cập vào khoảng một nửa dự trữ ngoại tệ vào đầu tháng 3 sau khi các ngân hàng trung ương phương Tây đóng băng chúng như một phần của lệnh trừng phạt do Mỹ và các đồng minh áp đặt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Phần còn lại của dự trữ bao gồm vàng và ngoại tệ được giữ trong nước và dự trữ nhân dân tệ của Trung Quốc.
Mặc dù vậy, Bộ Tài chính Nga cho biết nước này có thể đối phó với các lệnh trừng phạt nhờ nguồn dự trữ dồi dào. Vào năm 2021, dự trữ ngoại hối của Nga đã tăng gần 6% lên 630,6 tỷ USD. Mức cao nhất mọi thời đại là 643,2 tỷ USD được ghi nhận vào tháng 2/2022.
Châu Âu chật vật thu giữ tài sản của Nga
Ủy ban châu Âu đang cân nhắc các lựa chọn để thu giữ tài sản của nhà nước và các nhà tài phiệt Nga, nhưng đó vẫn là một con đường nhiều trở ngại.
Các quan chức EU tham gia hội thảo về các quy định mới của EU về đóng băng và thu giữ tài sản của các tài phiệt vi phạm lệnh cấm. Ảnh: AFP/Getty Images
Ủy ban châu Âu đang xem xét các lựa chọn pháp lý để tịch thu tài sản nhà nước và tư nhân của Nga như một biện pháp khai thác nguồn tiền cho hoạt động tái thiết Ukraine - theo một tài liệu mà tờ Politico xem được.
Theo tài liệu trên, mục tiêu của kế hoạch sẽ là "xác định các cách tăng cường truy tìm, nhận dạng, đóng băng và quản lý tài sản như các bước sơ bộ cho việc tịch thu".
Đối tượng tịch thu tiềm năng sẽ bao gồm gần 300 tỷ USD tài sản của ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng, cũng như các tài sản và doanh thu của các cá nhân và tổ chức trong danh sách trừng phạt của EU.
Ý tưởng này đã được đưa ra vào tháng 5 và được ủng hộ bởi Kiev, cũng như Ba Lan, các nước Baltic và Slovakia. Sau đó, hồi tháng 10, các nhà lãnh đạo EU đã giao nhiệm vụ cho Ủy ban châu Âu xem xét các lựa chọn pháp lý để thu giữ tài sản của Nga hiện đang bị đóng băng do lệnh trừng phạt.
Nhưng vấn đề hóc búa là hiện tại không có cơ chế pháp lý nào để tịch thu tài sản của Nga như Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã chỉ ra hồi tháng 5. Cơ chế này sẽ cần phải được tạo ra.
Jan Dunin-Wasowicz, luật sư tại hãng luật Hughes Hubbard & Reed, cho biết: "Có thể có một con đường để EU tịch thu hợp lệ các tài sản bị phong tỏa theo luật pháp quốc tế, nhưng đó có thể là một con đường hẹp, dài và chưa được thử nghiệm".
Du thuyền của các cá nhân người Nga bị thu giữ. Ảnh: EPA-EFE
Nhưng điều đó không ngăn cản EU xem xét việc này. Liên quan đến tài sản cá nhân thuộc về những người hoặc tổ chức bị trừng phạt, Brussels sẵn sàng đề xuất quy định việc trốn tránh lệnh trừng phạt là một tội phạm trong một bước đi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tịch thu tài sản - nhưng chỉ trong trường hợp có kết án hình sự. Ngay cả khi đó, EU sẽ cần phải tranh luận từng trường hợp trước tòa, và có khả năng đối mặt với kiện tụng trong nhiều năm.
Lý do là bởi rất nhiều tài sản này sẽ được coi là đầu tư nước ngoài, vốn được hưởng sự bảo vệ chống lại việc sung công mà không được bồi thường và quyền được đối xử công bằng và bình đẳng theo các hiệp ước quốc tế mà Nga tham gia với nhiều nước EU.
Cơ quan có thẩm quyền tịch thu cũng cần chỉ ra mối liên hệ rõ ràng giữa chủ sở hữu tài sản và cuộc xung đột ở Ukraine.
Stephan Schill, Giáo sư về quản trị và luật kinh tế quốc tế tại Đại học Amsterdam (Hà Lan), cho biết: "Để đảm bảo tính tương xứng, bạn cần xem ai là chủ sở hữu, họ đã làm gì, v.v.".
Liên quan đến dự trữ ngoại hối bị đóng băng của Ngân hàng trung ương Nga, kho tiền mục tiêu lớn nhất, các lãnh đạo EU viết trong tài liệu nói trên rằng "những khoản này thường được coi là được miễn trừ", với chú thích chỉ ra một công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ tài phán của các quốc gia nước ngoài và tài sản của họ, mặc dù vẫn chưa có hiệu lực.
"Từ góc độ luật pháp quốc tế, khá rõ ràng rằng nếu không có sự đồng ý của Nga, bạn không thể sử dụng tài sản của ngân hàng trung ương Nga", ông Schill nói.
Đối với tài sản của các doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu của Nga, tài liệu trên lưu ý rằng những thứ này "về nguyên tắc" sẽ không được quy định trong công ước đó, nhưng việc nắm giữ chúng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến việc tịch thu tài sản tư nhân, "bên cạnh yêu cầu chứng minh về một sự kết nối đầy đủ với nhà nước Nga."
EU cũng đang cân nhắc áp dụng "thuế xuất cảnh" đối với tài sản hoặc tiền thu được từ tài sản của những cá nhân bị trừng phạt muốn chuyển tài sản của họ ra khỏi EU. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý riêng, vì nó sẽ nhắm mục tiêu vào một nhóm cá nhân cụ thể - tức là đi ngược lại các điều khoản không phân biệt đối xử trong luật pháp quốc tế. Và các nạn nhân có thể viện dẫn quyền con người đối với tài sản như một biện pháp bảo vệ.
Theo chuyên gia Schill, không có tiền lệ hợp lệ và gần đây nào cho bất kỳ tùy chọn nào trong số này. Ông nói: "EU và các quốc gia thành viên đang tìm cách đưa ra luật hình sự mới".
EU vạch kế hoạch tịch thu tài sản của Nga dùng để tái thiết Ukraine Liên minh châu Âu đang tìm cách tịch thu hoàn toàn tài sản của Nga thay vì chỉ đóng băng chúng, và lấy đây làm nguồn tiền tái thiết Ukraine. Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen và Tổng thống Ukraine Zelensky. Ảnh: ABC Theo đài RT, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 25/10 cho biết...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thuế quan 172% tấn công ngành xuất khẩu thịt lợn Mỹ

Tổng thống Trump bác tuyên bố của Trung Quốc về đàm phán thương mại song phương

Xuất hiện loại vũ khí 'làm mù' chiến tranh điện tử, tái định hình chiến trường Ukraine

Pháp: Tấn công bằng dao tại trường học gây thương vong

Kỷ lục số vụ việc bài Do Thái tại Hà Lan

Hy Lạp huy động số lượng lính cứu hỏa kỷ lục phòng ngừa cháy rừng

Tổng thống Mỹ D. Trump kêu gọi thúc đẩy nỗ lực đạt thỏa thuận hòa bình cho Ukraine

Lực lượng Houthi tăng cường tuyển thêm thành viên

Công an Bình Định điều tra hai vụ ngư dân tử vong trên biển

Pakistan đóng cửa biên giới, hủy thương mại với Ấn Độ

Bác sĩ kể lại giờ phút cuối và điều tiếc nuối của Giáo hoàng Francis

Trung Quốc bác tin đàm phán thương mại với Mỹ, yêu cầu Nhà Trắng dỡ thuế
Có thể bạn quan tâm

Showbiz Việt có 1 mỹ nhân nóng bỏng đến mức ai nhìn cũng "bức thở", lên hình 2 phút mà hút 4 triệu view
Hậu trường phim
08:10:12 25/04/2025
Nữ Trung úy cao 1m73 tham gia diễu binh 30/4, dân tình tấm tắc "thiếu mỗi vương miện là thành Hoa hậu"
Netizen
08:03:13 25/04/2025
Cindy Lư lộ hint rục rịch làm đám cưới với Đạt G, thái độ ra mặt khi nhắc tới Hoài Lâm
Sao việt
08:00:54 25/04/2025
Siêu sao số 1 Việt Nam đang nắm giữ kỷ lục mà không ai muốn tranh giành
Nhạc việt
07:56:39 25/04/2025
Top nghệ sĩ được trả nhiều tiền nhất Spotify: Hạng 1 "out trình" loạt siêu sao, kiếm hơn 9.2 nghìn tỷ gây choáng
Nhạc quốc tế
07:52:51 25/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 19: Ly sảy thai, Nguyên suy sụp vì mất con
Phim việt
07:44:26 25/04/2025
Trộm cắp hàng hiệu 3 tỉ đồng ở trung tâm thương mại, lãnh 10 năm tù
Pháp luật
07:38:57 25/04/2025
70 thiếu niên, học sinh độ chế xe điện từ 30 lên 100km/h
Tin nổi bật
07:36:05 25/04/2025
Cách làm trứng vịt muối dễ nhất cho người mới bắt đầu
Ẩm thực
06:07:24 25/04/2025
Trung Quốc đưa 3 phi hành gia lên trạm không gian Thiên Cung
