Nga sẽ triển khai 5-6 tàu chiến cho Đội đặc nhiệm Địa Trung Hải
Ngày 17-3, Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov, cho biết Hải quân Nga sẽ duy trì một lực lượng đặc nhiệm gồm 5-6 chiếc tàu chiến ở Địa Trung Hải, để bảo vệ các lợi ích của Nga tại khu vực này.
“Cần phải có 5-6 chiếc tàu chiến hiện diện thường trực ở Địa Trung Hải và công tác chỉ huy, kiểm soát sẽ được thực hiện thông qua Bộ tư lệnh Hạm đội Biển Đen (của Nga)” – ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Zvezda do Quốc phòng Bộ Nga đứng ra tổ chức.
Trước đó, ông Chirkov cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã ra lệnh cho Hải quân thành lập một lực lượng đặc nhiệm thường trực tại Địa Trung Hải và Hải quân Nga đã bắt đầu xúc tiến thành lập lực lượng này. Hôm 11-3, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cũng xác nhận, quyết định triển khai một lực lượng đặc nhiệm hải quân thường trực ở Địa Trung Hải đã được ban hành.
Tuần dương hạm mang tên lửa “Moscow” của Nga
Video đang HOT
“Tôi tin rằng chúng tôi có khả năng thành lập và duy trì một lực lượng đặc nhiệm như vậy”, ông Shoigu cho biết, với dẫn chứng về sự thành công của cuộc tập trận hải quân quy mô lớn gần đây của Hải quân Nga ở Địa Trung Hải và Biển Đen.
Đô đốc Chirkov cũng tiết lộ: Lực lượng đặc nhiệm Địa Trung Hải của Hải quân Nga sẽ bao gồm các tàu khu trục và tàu tuần dương và một số tàu bảo đảm.
Cuộc tập trận này có sự tham gia của các tàu chiến thuộc các hạm đội Phương Bắc, Baltic, Biển Đen và Thái Bình Dương, máy bay ném bom chiến lược và lực lượng hải quân đánh bộ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Shoigu và Tư lệnh Chirkov không đề cập đến thời điểm triển khai lực lượng đặc nhiệm mới này, việc này chắc chắn sẽ cần phải có nỗ lực lớn để đảm bảo đầy đủ hậu cần và bảo dưỡng hiệu quả các tàu chiến thuộc đội đặc nhiệm Địa Trung Hải.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô đã duy trì Liên đội Địa Trung Hải số 5 tại vùng biển này, từ năm 1967 đến 1992 để đối phó với Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ. Liên đội này bao gồm từ 30-50 tàu chiến và tàu đảm bảo, số lượng tàu thay đổi tùy từng thời điểm.
Theo ANTD
Nga đưa tàu đặc nhiệm trấn giữ Địa Trung Hải
Khoảng 5-6 tàu chiến của Hải quân Nga sẽ được duy trì ở Địa Trung Hải như một lực lượng đặc nhiệm nhằm bảo vệ các quyền lợi của Nga ở khu vực này.
Ngày hôm qua (17/3), Tư lệnh Hải quân Nga Đô đốc Viktor Chirkov cho biết khoảng 5-6 tàu chiến sẽ được duy trì tại khu vực biển Địa Trung Hải như một lực lượng đặc nhiệm nhằm bảo vệ các quyền lợi của nước Nga tại khu vực này.
"Có tới 5-6 tàu chiến cần phải hiện diện tại khu vực biển Địa Trung Hải trên cơ sở lâu dài và mọi quyền kiểm soát và chỉ huy của số tàu chiến này sẽ được giao cho Hạm đội Biển Đen của Nga", Đô đốc Viktor Chirkov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Zvezda.
Theo Đô đốc Viktor Chirkov, lực lượng tàu chiến đặc nhiệm của Hải quân Nga tại khu vực Địa Trung Hải sẽ bao gồm các tàu khu trục, tàu tuần dương và tàu hỗ trợ.
Tàu tuần dương Moscow của Nga có thể được triển khai tại Địa Trung Hải
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga ông Sergei Shoigu ngày 11/3 thông báo quyết định triển khai một lực lượng tàu chiến đặc nhiệm hải quân lâu dài ở Địa Trung Hải đã được thông qua. Nhưng ông không tiết lộ thời điểm triển khai lực lượng đặc nhiệm mới.
Việc triển khai một đội tàu chiến lâu dài tại Địa Trung Hải đòi hỏi cần có nỗ lực lớn nhằm đảm bảo công tác hậu cần hiệu quả cũng như bảo dưỡng thích hợp đội với đội tàu chiến duy trì hoạt động tại khu vực này.
Mới đây, Hải quân Nga đã thực hiện thành công cuộc tập trận quy mô lớn tại Địa Trung Hải và Biển Đen, với sự tham gia của các tàu chiến thuộc hạm đội Phương Bắc, Baltic, biển Đen và Thái Bình Dương cùng máy bay ném bom và bộ binh hải quân.
Trước đây, Liên Xô từng duy trì đội tàu Địa Trung Hải số 5, bao gồm 30-50 tàu chiến và tàu hỗ trợ tại vùng biển này từ năm 1967 đến năm 1992. Mục đích của đội tàu này là nhằm đối phó Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Theo 24h
3 tàu sân bay giúp hải quân Ấn Độ thống trị châu Á? Người phát ngôn của Tập đoàn đóng tàu "Liên hợp" Nga cho biết, nhà máy đóng tàu Sevmash đã hoàn tất việc xử lý sự cố động cơ trên tàu sân bay INS Vikramaditya của hải quân Ấn Độ. INS Vikramaditya đã sẵn sàng Tàu sân bay INS Vikramaditya (theo nghĩa Ấn Độ là "Mặt trời quả cảm"), nguyên là tàu Đô đốc...