Nga sẽ thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa Covid-19 vào đầu tháng 7
Các nhà khoa học tin tưởng rằng, Nga sẽ nhận được vaccine trước khi xuất hiện làn sóng Covid-19 thứ hai.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng của Nga, nước này có thể sẽ thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa Covid-19 trong hai tuần tới.
Người đứng đầu Cơ quan giám sát, bảo vệ quyền lợi và sức khoẻ người tiêu dùng Liên bang Nga (Rospotrebnadzor), bà Anna Popova tin tưởng rằng trong hai tuần tới sẽ có một số loại vaccine chống lại coronavirus được đưa vào thử nghiệm lâm sàng.
Nga sẽ thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa Covid-19 vào đầu tháng 7. Ảnh: Tass
Trả lời kênh truyền hình Rossya-1, bà Popova cho biết vaccine có thể sẽ xuất hiện trước khi xảy ra làn sóng Covid-19 thứ hai.
Video đang HOT
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Dmitry Chernyshenko cho biết việc tiêm vaccine đại trà chống lại virus SARS-COV-2 có thể bắt đầu vào mùa thu. Tuy nhiên, ông Chernyshenko nhấn mạnh rằng thời gian tiêm chủng sẽ phụ thuộc vào kết quả thử nghiệm lâm sàng của thuốc. Phó Thủ tướng Chernyshenko cho rằng cần phải học cách sống và đương đầu những rủi ro do đại dịch gây ra.
Trước đó, từ ngày 18/6, những tình nguyện viên đầu tiên trong lực lượng vũ trang của Nga đã được tiêm vaccine chống lại coronavirus.
Theo đánh giá Cơ quan giám sát, bảo vệ quyền lợi và sức khoẻ người tiêu dùng Liên bang Nga, tình hình dịch bệnh ở Nga đã được kiểm soát và sẽ mất thêm một tháng nữa để đạt được mức tối thiểu về số lượng bệnh nhân mắc Covid-19.
Hứa hẹn vaccine Covid-19 Trung Quốc
Hãng dược phẩm Biotec (CNBG) cho biết vaccine thử nghiệm ngừa Covid-19 đã kích hoạt hệ miễn dịch sản sinh kháng thể.
Theo thông tin được công bố ngày 16/6, đây là loại vaccine bất hoạt, phát triển tại một viện nghiên cứu có trụ sở Vũ Hán, liên kết với Sinopharm, công ty mẹ của CNBG.
Thử nghiệm thực hiện trong vòng 28 ngày, kể từ 12/4, trên 1.120 người. Tất cả có sức khỏe bình thường, đều trong độ tuổi từ 18 đến 59. Mỗi người được tiêm hai mũi vaccine.
Kết quả cho thấy các tình nguyện viên đều sinh lượng kháng thể cao mà không trải qua tác dụng phụ nghiêm trọng. Công ty cho biết đây là "ứng viên" tiềm năng nhất trong số những sản phẩm tương tự đang được phát triển ở Trung Quốc.
"Kết quả vô cùng hứa hẹn, dữ liệu về tính an toàn và đặc hiệu của vaccine đã làm gia tăng đáng kể niềm tin của chúng tôi trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh", đại diện CNBG phát biểu.
Giai đoạn 3 của nghiên cứu dự kiến thực hiện ở nước ngoài. Công ty đã đạt được thỏa thuận với các doanh nghiệp và viện nghiên cứu tại một số quốc gia và đang tiếp tục mở đơn đăng ký, tìm kiếm thêm tình nguyện viên tham gia thử nghiệm. Hãng cũng thành công xây dựng một nhà máy sản xuất với tiêu chuẩn an toàn sinh học cao, đủ để cung ứng vaccine trong trường hợp khẩn cấp.
Các mẫu thử vaccine tại trụ sở của CNBG ở Bắc Kinh, ngày 16/3. Ảnh: Tân Hoa Xã
Theo truyền thông địa phương, vaccine mới đã được CNBG tiêm thử cho các nhân viên doanh nghiệp nhà nước, cần đi công tác nước ngoài, nhằm có thêm cơ sở dữ liệu về độ an toàn và hiệu quả.
Kể từ khi Covid-19 khởi phát, nhiều hãng dược và cả chính phủ Trung Quốc ráo riết chạy đua để tìm cách ngăn ngừa và điều trị hiệu quả. Tháng trước, các chuyên gia thông báo một "ứng viên" khác, được phát triển bởi Viện Công nghệ Sinh học Bắc Kinh, cho thấy tác dụng trong việc bảo vệ cơ thể người khỏe mạnh khỏi mầm bệnh.
Chính quyền đại lục có tham vọng soán ngôi Mỹ trong cuộc đua điều chế, hứa hẹn sản xuất vaccine sớm nhất vào tháng 9, ngay cả khi chưa hoàn thành thử nghiệm lâm sàng. Đến nay, quốc gia sở hữu tổng cộng 5 vaccine đã bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
Một số công ty vốn đầu tư nhà nước đã cam kết bỏ ra hàng trăm triệu đô la nhằm xoá bỏ các rào cản pháp lý, đẩy nhanh quá trình phát triển. Bản thân CNBG rót hơn 5 tỷ nhân dân tệ (703 triệu USD) để tiến hành nghiên cứu.
Trung Quốc không thử sức với những công nghệ điều chế tiên tiến như sử dụng RNA thông tin. Các nhà khoa học phát triển loại vaccine truyền thống, dựa trên virus bất hoạt được nuôi cấy và làm giảm độc lực. Đây là hình thức tiêm chủng cổ điển và phổ biến, từng dùng để chống lại bệnh cúm thông thường, viêm gan A, bại liệt và bệnh dại. Nó được đánh giá là phức tạp và tốn nhiều chi phí hơn.
Sản phẩm của CNBG là loại vaccine bất hoạt đầu tiên ngừa Covid-19 được chấp thuận thử nghiệm lâm sàng.
EC đề xuất nới lỏng quy định thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 Ngày 17/6, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất tạm thời nới lỏng quy định về thử nghiệm thuốc có sử dụng sinh vật biến đổi gene (GMO), trong một biện pháp khẩn cấp nhằm đẩy nhanh việc phát triển vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Chuyên gia nghiên cứu vaccine phòng COVID-19 trong phòng thí nghiệm tại Đại...