Nga sẽ tạo ra vũ khí mới ép Mỹ vào đàm phán
Nga sẽ tiếp tục nghiên cứu và tạo ra loại vũ khí thế hệ mới nhằm ép Mỹ ngồi vào bàn tròn đàm phán cũng như vô hiệu hóa vũ khí hạt nhân.
Sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế và mới đây họ thừa nhận rằng, họ không đủ khả năng ngăn chặn một cuộc tấn công bằng nhiều loại tên lửa cùng một lúc.
Trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga, chỉ cần một phần nhỏ các loại tên lửa của các bệ phóng mặt đất và tàu ngầm cũng đủ để san phẳng hoàn toàn Hoa Kỳ, các chuyên gia phân tích của tạp chí nổi tiếng của Mỹ The National Interest (NI) cho biết.
Vũ khí siêu thanh thế hệ mới trở thành mối đe dọa đối với Mỹ.
Tạp chí này cũng lưu ý rằng, những loại vũ khí mới của Nga chuẩn bị được trang bị cho quân đội nước này là mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng đối với họ, đặc biệt là hệ thống tên lửa siêu thanh “ Avangard”.
Mức độ sát thương cũng như tính năng kỹ thuật của chúng chưa được tiết lộ chi tiết nhưng theo các chuyên gia Mỹ, tố độ của chúng gấp 20 lần tốc độ âm thanh và chúng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở tầng khí quyển.
Video đang HOT
Đánh giá về thông tin này, tiến sĩ khoa học quân sự, Đại tá Hải quân Konstantin Sivkov trong cuộc phỏng vấn với cơ quan thông tấn Nga (NSN) cho rằng, Mỹ cần phải thừa nhận thực tế này để xác định đúng đối thủ của mình và tìm biện pháp đối phó.
Ông cho rằng, trong tình hình hiện nay Nga sẽ tiếp tục tạo ra các loại vũ khí mạnh mẽ hơn nữa nhằm mục đích buộc Hoa Kỳ phải tiến hành đàm phán và thực hiện các thỏa thuận cần thiết.
Theo chuyên gia, tuy đánh giá cao “Avangard” của Nga nhưng phía Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến hạt nhân với Nga và trong trường hợp này họ sẽ buộc phải sử dụng vũ khí hạt nhân. Đây là cách duy nhất Hoa Kỳ có thể giành chiến thắng trước Nga.
Theo đó Hoa Kỳ đã tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF và lên kế hoạch triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở gần biên giới với Nga, cũng như triển khai các tổ hợp phòng thủ tên lửa ở châu Âu. Trong trường hợp cần thiết họ sẵn sàng tấn công vào Nga.
Trong trường hợp này Nga cũng không còn cách nào khác, họ buộc phải tăng cường tiềm lực quốc phòng, đặc biệt là vũ khí chiến lược thế hệ mới có đủ khả năng đe dọa Mỹ để hai bên ngồi vào bàn tron đàm phán.
Theo Sivkov, nếu thành công Nga sẽ chiếm ưu thế và khiến ý định sử dụng vũ khí hạt nhân trở nên vô nghĩa.
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng, không bao giờ nghĩ tới việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Hiện tại sức mạnh của vũ khí hạt nhân của Mỹ cũng như của Nga hay một quốc gia nào đó chỉ đủ khả năng tàn phá nhất định. Một khi sử dụng chúng các thành phố sẽ bị phá hủy, ô nhiễm do bức xạ của vụ nổ hạt nhân, cái chết của con người, sự phá hoại nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến toàn thế giới.
Nên nhớ rằng, Liên Xô trước đây đã từng sở hữu loại vũ khí hạt nhân có thể phá hủy toàn bộ hành tinh. Tuy nhiên họ chỉ dùng chúng như là một công cụ để ép các bên tham gia đàm phán.
Chí Huy
Theo baodatviet
Khoe siêu tên lửa mới, quân sự Trung Quốc "đánh tiếng" về đột phá
Một loại tên lửa đạn đạo chống tàu mới đã được giới thiệu tại Triển lãm hàng không Trung Quốc 2018.
Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Vũ trụ Trung Quốc (CASIC) ngày 6/11 đã giới thiệu một loại tên lửa đạn đạo chống tàu mới tại Triển lãm hàng không Trung Quốc 2018 ở Zhuhai, tỉnh Quảng Đông.
Có số hiệu CM-401, hệ thống này là một loại tên lửa đạn đạo chống tàu siêu thanh mới có thể đạt tới tốc độ Mach 6 (gần gấp đôi tốc độ bay 3.701 km/h), theo mô tả mà CASIC đưa ra tại triển lãm hàng không. Tên lửa có thể được phóng vào quỹ đạo gần tới rìa không gian và có khả năng bay với tốc độ siêu thanh trong suốt quá trình, mô tả cho biết.
Trung Quốc thể hiện năng lực quốc phòng với các loại vũ khí mới. (Nguồn: Twitter)
Tùy thuộc vào vị trí của mục tiêu trên mặt nước, CM-401 cũng có thể phát động cuộc tấn công ngầm với tốc độ cực kì cao, mô tả của công ty cho hay. Tên lửa này có thể thực hiện các cuộc tấn công nhanh chóng và chính xác đối với các tàu trọng tải từ trung bình đến lớn, các bộ phận của tàu và các mục tiêu ở khu vực cảng, mô tả cho biết. Một chuyên gia quân sự yêu cầu giấu tên nói với tờ Hoàn Cầu hôm thứ Ba rằng, vũ khí này có khả năng phá hủy một con tàu của kẻ thù chỉ với một đòn tấn công.
Một khi tên lửa bắt đầu quá trình tấn công, rất khó để đánh chặn vì vận tốc siêu thanh của nó, các chuyên gia cho biết. Trung Quốc cũng có tên lửa đạn đạo DF-21D và DF-26 có khả năng nhắm vào các mục tiêu di chuyển trên biển. Trung Quốc đã làm chủ được kỹ thuật phức tạp của tên lửa đạn đạo chống tàu, ông nói, lưu ý rằng ngay cả Mỹ và Nga cũng chưa có vũ khí tương tự.
Những tên lửa như vậy cần phải thay đổi quỹ đạo để đuổi theo các con tàu đang di chuyển, rất khó để đạt được điều đó khi tên lửa bay rất nhanh và mục tiêu có thể di chuyển không thể đoán trước được, chuyên gia này giải thích. CM-401 có thể được phóng bởi các máy phóng khác nhau và đi xa tới 290 km, mô tả trên cho biết. Theo một màn hình giới thiệu tại triển lãm hàng không, CM-401 có thể được phóng từ xe cơ giới di chuyển cơ động trên mặt đất hay từ trên tàu.
Chuyên gia giấu tên trên nói rằng việc đưa loại vũ khí này ra thị trường cho thấy rằng công nghệ của Trung Quốc đang phát triển hơn nhiều và Trung Quốc cũng có các phương tiện để phòng thủ. Với loại vũ khí này, Trung Quốc sẽ có khả năng răn đe lớn hơn đối với các cuộc tấn công trên biển từ đối thủ, đặc biệt là từ các tàu lớn như tàu sân bay, ông lưu ý.
An Bình
Theo toquoc
Mỹ sẽ phát triển vũ khí gì sau khi rút khỏi INF? Nếu Mỹ thực sự rút khỏi Hiệp ước về vũ khí tầm trung và tầm ngắn (INF) thì nước này sẽ có thể phát triển hàng loạt vũ khí, từ công nghệ tân tiến như tên lửa siêu thanh phóng từ mặt đất cho đến loại truyền thống hơn như tên lửa đạn đạo tầm trung. BGM-109G, phiên bản phóng trên đất liền...