Nga sẽ dùng vũ khí hạt nhân nếu Crimea có biến
Cùng với việc từng bước biến Crimea thành pháo đài, Nga còn thẳng thắn tuyên bố sẽ dùng đến vũ khí hạt nhân nếu phương Tây đụng đến bán đảo này.
Theo nhận định mới đây của Tạp chí Focus của Đức, sau khi Crimea sáp nhập vào Nga, Moscow không ngừng tăng sức mạnh quân sự tại bán đảo này.
Báo Đức cho rằng, gần đây Nga đã điều nhiều chiến hạm cỡ nhỏ mới nhất trang bị tên lửa Kalibr đến Crimea.
Focus nhắc rằng vũ khí này đã chứng minh hiệu quả của nó ở Syria và làm các nhà phân tích quân sự phương Tây lo ngại.
Ngoài ra, hai tiểu đoàn phòng không S-400, pháo binh ven biển được triển khai ở bán đảo và Hạm đội Biển Đen đã nhận được một số tàu khu trục và tàu ngầm mới.
Tên lửa đạn đạo Iskander-M
Trước đó, người đứng đầu Ủy ban Hội đồng Liên bang về Quốc phòng và An ninh Viktor Bondarev nói rằng việc triển khai các tổ hợp S-400 Triumph và Pantsir-S1 ở Crimea gây ra do việc kích hoạt NATO ở vùng Biển Đen và sự chú ý của liên minh đến bán đảo.
Cuối cùng tạp chí Đức nhấn mạnh: “Crimea đang biến thành một pháo đài bất khả xâm phạm của Nga”.
Video đang HOT
Cùng với nhận định của báo Đức, Nghị sĩ Vyacheslav Alekseyevich Nikonov còn tuyên bố Nga sẽ dùng vũ khí hạt nhan nếu NATO chạm đến Crimea.
Tuyên bố được đưa ra khi đang xuất hiện những mối đe dọa đến bán đảo: “Các nhà lãnh đạo quân sự Nga đã thảo luận về việc sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân trong một cuộc xung đột với các nhà lãnh đạo quân sự ở NATO. Nếu Mỹ và các đồng minh NATO có ý định xâm chiếm Crimea, Moscow sẵn sàng ra đòn ngay”.
Tuyên bố của Nga được đưa ra sau khi tình báo Ukraine cáo buộc Moscow sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân nếu có chiến tranh tại Crimea.
Hồi cuối năm 2016, phát ngôn viên của Cơ quan Tình báo quân đội thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine, ông Vadym Skibitskiy cho biết, Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân ở Crimea.
“Phương tiện phóng vũ khí hạt nhân hiện đang nằm trên lãnh thổ Crimea – trên đất liền và trong các căn cứ hải quân ở Sevastopol. Có thể hiện diện trong tàu chiến và tàu ngầm”, ông Vadym Skibitskiy tuyên bố và cho biết thêm.
“Các đầu đạn có thể được chuyển một cách nhanh chóng vào lãnh thổ Crimea trong trường hợp Nga đưa ra một quyết định như vậy. Các đầu đạn hạt nhân có thể được chuyển đến Crimea bằng máy bay, và sẵn sàng được sử dụng để chiến đấu”.
Việc tình báo Ukraine đưa ra cáo buộc Nga có thể dùng vũ khí hạt nhân tại Crimea là thông tin khá nhạy cảm. Tuy nhiên, có thể nó không làm giới quân sự phương Tây bất ngờ bởi trước đó, Nga đã công khai đưa vũ khí hủy diệt đến bán đảo.
Thông tin này được trang Uatoday dẫn lời nhà lãnh đạo cộng đồng người Tatar ở Crimea, Mustafa Dzhemilev cho biết, theo đó Nga đã đưa vũ khí hạt nhân tới Crimea, trong đó có tên lửa đạn đạo Iskander-M ngay khi bán đảo sáp nhập vào lãnh thổ Nga hồi tháng 3.2014.
Đặc biệt, nó được biết đến từ ngay khi Nga sáp nhập Crimea. Theo Vụ trưởng Vụ kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga Mikhail Ulyanovsk: “Rõ ràng, Nga có quyền triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình, ở bất kỳ khu vực nào của Nga nếu Nga thấy điều đó là cần thiết. Về nguyên tắc chúng tôi có quyền đó, rõ ràng là như vậy”.
Trước tuyên bố thép của Nga, tờ Defense One cho rằng, tuyên bố của ông Nikonov hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện nay về chính sách sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga.
Tạp chí này cho biết, trước đây, Liên Xô duy trì chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước đối thủ, nhưng chính quyền Tổng thống Vladimir Putin đã thay dổi chính sách này vào năm 2000 bằng học thuyết quân sự mới, cho phép quân đội nước này dùng vũ khí hạt nhân một cách hạn chế “đáp trả tình huống nghiêm trọng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia Liên bang Nga”.
Theo Hòa Bình (Báo Đất Việt)
Để Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn không đơn giản
Bất kỳ thỏa thuận ngoại giao nào, trong đó Triều Tiên đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân có thể mất tới 10 năm để thực hiện.
Chuyên gia Mỹ ước tính phải mất từ 10-15 năm để Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Ảnh: Yonhap
CNN dẫn báo cáo phân tích được các chuyên gia Đại học Stanford Mỹ công bố hôm 28.5 cho biết thông tin trên.
Siegfried Hecker, một nhà khoa học hạt nhân danh tiếng từng đến Triều Tiên thị sát bãi thử hạt nhân là đồng tác giả bản báo cáo cùng Robert Carlin, nhà phân tích về Triều Tiên từng có nhiều năm làm việc cho CIA và Bộ Ngoại giao Mỹ, và Elliot Serbin, trợ lý nghiên cứu của Hecker.
Bộ ba đã xác định 22 chương trình hoặc hoạt động cụ thể, như kho dự trữ vũ khí hạt nhân, kho tên lửa hoặc cơ sở tái chế hạt nhân mà các nhà đàm phán Mỹ cần giải quyết với Triều Tiên.
Các tác giả cho biết, ngừng hoặc đình chỉ nhiều cơ sở trong số này có thể sẽ mất ít hơn 1 năm, nhưng tiêu hủy hay thiết lập giới hạn đối với chúng sẽ mất tới 10 năm.
Tuần trước, Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố hủy cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều dự kiến ở Singapore, một phần vì lo ngại liệu Bình Nhưỡng có sẵn sàng đồng ý với tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược hay không.
Sau một loạt các hoạt động ngoại giao, ông Donald Trump ám chỉ rằng thượng đỉnh có thể tiếp tục. Hiện giới chức Mỹ đang ở Singapore và Hàn Quốc để chuẩn bị cho cuộc thượng đỉnh.
Các cuộc đàm phán giữa hai miền Triều Tiên có khả năng tiếp tục vào ngày mai 30.5 tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm - một nguồn tin quen thuộc với quan hệ Mỹ-Triều cho CNN biết.
Các nhà phân tích và chuyên gia vũ khí nhanh chóng chỉ ra rằng, một thỏa thuận về phi hạt nhân hóa sẽ mất một khoảng thời gian đáng kể, do sự phức tạp của đàm phán và sự thiếu lòng tin giữa hai bên.
Nhưng các tác giả của nghiên cứu cho hay, thời gian cũng là điều cần thiết để giải quyết các mối quan ngại về an ninh của Triều Tiên. Hecker, người từng là giám đốc Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos nói với tờ The New York Times rằng việc này có thể mất tới 15 năm, do những bất ổn trong cả quá trình.
"Việc đảm bảo như vậy không thể đạt được chỉ bằng một lời hứa của Mỹ hoặc một thỏa thuận trên giấy, mà đòi hỏi một khoảng thời gian đáng kể cùng tồn tại và phụ thuộc lẫn nhau" - nghiên cứu kết luận.
VÂN ANH
Theo Dantri
Trung Quốc âm thầm tăng tốc phát triển vũ khí hạt nhân Trung Quốc đang tiến hành các cuộc thử nghiệm mô phỏng các vụ nổ hạt nhân với tốc độ nhanh hơn cả Mỹ, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc hàng đầu thế giới và làm gia tăng nguy cơ về một cuộc xung đột hạt nhân. Các du khách tham quan một bảo...