Nga sẽ dùng Internet phát từ vũ trụ vào năm 2024
Cơ quan vũ trụ Roscosmos của Nga đã nhận được các khoản ngân sách đầu tiên để nghiên cứu và phát triển mạng Internet trên vũ trụ.
Trả lời hãng thông tấn TASS, ông Dmitry Rogozin, Giám đốc điều hành Roscosmos, cho biết chương trình Sphere mới nhất sẽ biến tham vọng sở hữu mạng Internet phát từ ngoài không gian của Nga trở thành sự thật.
“Nếu tiến độ được như dự tính thì Nga sẽ có mạng Internet từ vũ trụ vào năm 2024″, ông Rogozin nói.
Tập đoàn nhà nước này vừa nhận được khoản tiền đầu tiên của dự án Sphere và sẽ được giải ngân tiếp 95,1 triệu USD trong năm sau.
Video đang HOT
Theo tuyên bố của Giám đốc Rogozin, số tiền này được dùng để phát triển hai mẫu tàu vũ trụ Skif và Marathan. Một chiếc sẽ được phóng vào không gian năm 2022 và lịch phóng của chiếc còn lại là năm 2023.
Lần giải ngân thứ hai sẽ phục vụ mua sắm các phương tiện vận tải nhằm đưa các vệ tinh liên lạc Express-RV vào không gian vào năm 2024.
Báo cáo kiểm toán cho thấy Mỹ không thể trở lại Mặt Trăng trước năm 2026
Theo kết quả một cuộc kiểm toán của Chính phủ Mỹ được công bố ngày 15/11, kế hoạch đưa người trở lại Mặt Trăng của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ chỉ có thể thực hiện "sớm nhất là vào năm 2026".
Mỹ không thể trở đưa người trở lại Mặt Trăng trước năm 2026. Ảnh minh họa: Yahoo/TTXVN
Báo cáo của Văn phòng Tổng thanh tra - cơ quan kiểm toán của NASA - cho biết chương trình Artemis đưa các nhà du hành Mỹ trở lại Mặt Trăng đang gặp phải "những khó khăn về kỹ thuật và sự trì hoãn kéo dài do đại dịch COVID-19 và tình hình thời tiết".
Báo cáo nêu rõ: "Mục tiêu của NASA về việc đưa các phi hành gia hạ cánh trên Cực Nam của Mặt Trăng vào cuối năm 2024 đang đối mặt nhiều thách thức quan trọng, như các rủi ro lớn về kỹ thuật, tiến độ phát triển phi thực tế và mức tài trợ thấp hơn yêu cầu".
Theo Văn phòng Tổng thanh tra của NASA, "những trang phục du hành không gian mới, cần thiết để thực hiện nhiệm vụ sẽ chưa thể sẵn sàng" trước tháng 5/2025, do "những yêu cầu về kỹ thuật và thiếu kinh phí".
Tiếp đó, sự phát triển của "hệ thống hạ cánh do con người điều khiển" hoặc HLS - được ủy thác cho công ty SpaceX - cũng sẽ "có thể" bị trì hoãn.
Tàu đổ bộ Starship sẽ là phương tiện đưa các phi hành gia du hành từ quỹ đạo Mặt Trăng lên bề mặt Mặt Trăng.
Văn phòng Tổng thanh tra khen ngợi "tốc độ nhanh chóng" trong công tác sản xuất của SpaceX, nhờ vào hệ thống "sản xuất nhiều bộ phận động cơ và các thành phần theo quy trình khép kín".
Trong các cuộc thanh tra hồi tháng 8 vừa qua tại trụ sở chính ở California và các nhà máy ở Texas, Văn phòng Tổng thanh tra cho biết việc phát triển 20 nguyên mẫu Starship và 100 động cơ Raptor đã được hoàn tất.
Trong 15 năm qua, thời gian trung bình giữa thời điểm ký kết hợp đồng và triển khai chuyến bay đầu tiên là 8 năm rưỡi. Tuy nhiên, cơ quan kiểm toán của NASA cho rằng SpaceX sẽ rút ngắn 50% khoảng thời gian này.
Hiện NASA vẫn đang nỗ lực thực hiện sứ mệnh đầu tiên - sứ mệnh Artemis 1 đưa tàu du hành không người lái bay trong quỹ đạo của Mặt Trăng vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, báo cáo kiểm toán ước tính rằng sứ mệnh này chỉ có thể diễn ra "vào mùa hè năm 2022".
Tiếp đó, sứ mệnh Artemis 2 sẽ đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng nhưng không hạ cánh. Còn sứ mệnh đưa người trở lại Mặt Trăng được đặt tên là Artemis 3.
Theo báo cáo kiểm toán, chương trình thám hiểm Mặt Trăng là vô cùng tốn kém, với chi phí ước tính lên tới 93 tỷ USD vào tài khóa 2025. Trong 4 lần phóng đầu tiên, mỗi lần phóng có chi phí 4,1 tỷ USD. Theo Văn phòng Tổng thanh tra, NASA cần phải "tìm giải pháp để giảm bớt các chi phí này".
Jeff Bezos chia sẻ cảm giác Trái Đất 'mong manh' nhìn từ vũ trụ Ông chủ Amazon Jeff Bezos cho biết chuyến bay gần đây vào vũ trụ khiến ông nhận ra Trái Đất "mong manh" và "hữu hạn" đến mức nào. "Có người từng nói với tôi rằng việc chiêm ngưỡng Trái Đất từ vũ trụ sẽ làm thay đổi lăng kính mà bạn nhìn thế giới. Tuy nhiên, tôi chưa sẵn sàng để đón nhận...