Nga sẽ cung cấp thiết bị quân sự hiện đại cho Belarus
Theo hãng thông tấn Belarus (BelTA), các nhà lãnh đạo Nga và Belarus đã nhất trí hợp tác hơn nữa trong tương lai gần.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: TASS
Theo BelTA, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarussian Alexander Lukashenko ngày 11/3 đã nhất trí về việc Nga sẽ giao cho Belarus các mẫu thiết bị quân sự hiện đại nhất trong tương lai gần.
Thư ký báo chí của Tổng thống Belarus, bà Natalia Eismont cho biết về phần mình, Belarus sẽ tăng cường cung cấp cho Nga các thiết bị nông nghiệp, thiết bị vận chuyển hành khách và các sản phẩm kỹ thuật khác. Bà Eismont nói: “Trong cuộc hội đàm, các bên tập trung vào phát triển tổ hợp công nghiệp-quân sự và quốc phòng của hai nước… Các nguyên thủ quốc gia đã đồng ý về các bước chung để hỗ trợ lẫn nhau trong bối cảnh áp lực trừng phạt, bao gồm cả hỗ trợ về giá năng lượng”.
Các phái đoàn chính phủ của Belarus và Nga sẽ hội đàm tại Moskva vào ngày 14/3 để đưa ra các quyết định cụ thể về tất cả các vấn đề được thảo luận.
Video đang HOT
Nga và Belarus cho rằng xung đột ở Ukraine có thể được giải quyết bất kỳ lúc nào nếu Ukraine sẵn sàng.
Trước đó, ngày 4/3, Ủy ban châu Âu thông báo đã đình chỉ các chương trình hợp tác và nghiên cứu với Nga và Belarus, viện dẫn sự liên quan của hai nước này với tình hình Ukraine hiện nay.
Liên minh châu Âu (EU) đang tài trợ 178 triệu euro cho 8 chương trình hợp tác với Nga nhằm hỗ trợ phát triển bền vững tại các khu vực biên giới. Quyết định tạm dừng các chương trình hợp tác, nghiên cứu với Nga của EU đồng nghĩa với việc các khoản hỗ trợ trên sẽ bị đóng băng và sẽ không có thêm thỏa thuận hợp tác nào được ký kết. Ngoài ra, EU còn đình chỉ hợp tác với các tổ chức của Nga trong lĩnh vực nghiên cứu, khoa học và đổi mới, trong đó có 4 dự án đang trong giai đoạn chờ phê duyệt. Tương tự, EU cũng sẽ dừng 2 chương trình hợp tác với Belarus trị giá 257 triệu euro.
Ngày 3/3, các quan chức Canada cho biết nước này sẽ bãi bỏ quy chế tối huệ quốc đối với Nga và Belarus, đồng thời sẽ viện trợ thêm vũ khí sát thương cho Ukraine, bao gồm dàn phóng rocket và lựu đạn. Quyết định trên đồng nghĩa với việc hàng hóa từ Nga và Belarus sẽ phải chịu thuế nhập khẩu vào Canada là 35%.
Ngày 2/3, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng thông báo ngừng tất cả dự án đang tiến hành ở Belarus và Nga. WB hiện có 11 dự án tại Belarus, triển khai trong nhiều lĩnh vực từ năng lượng, giáo dục, giao thông vận tải và ứng phó COVID-19 với tổng trị giá 1,2 tỉ USD. Tại Nga, ngân hàng này đang thực hiện 4 dự án, chủ yếu về các vấn đề chính sách, với kinh phí 370 triệu USD.
Tổng thống Belarus xác nhận điều thêm quân đến biên giới Ukraine
Hãng thông tấn Belta đưa tin Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hôm 1/3 cho biết ông đã điều thêm binh sĩ tới khu vực miền Nam, giáp biên giới với Ukraine.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp tại Minsk, ngày 27/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Tuy nhiên, ông Lukashenko khẳng định các lực lượng của Belarus sẽ không tham gia chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Vào ngày thứ 6 chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga để ổn định tình hình Ukraine, Tổng thống Lukashenko phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng An ninh rằng ông sẽ cử 5 nhóm tác chiến chiến thuật để bảo vệ miền Nam nước này.
Hãng thông tấn AFP dẫn lời nhà lãnh đạo Belarus cho biết 5 nhóm tác chiến nêu trên sẽ gồm hàng trăm binh sĩ được trang bị xe bọc thép và pháo binh. Bên cạnh đó, các trực thăng và máy bay chiến đấu cũng đã sẵn sàng bảo vệ biên giới phía Nam.
Giải thích về quyết định không đưa quân sang Ukraine, Tổng thống Lukashenko nói: "Đó không phải là mục tiêu của chúng tôi". Ông cho biết cũng đang gửi quân về phía Tây tới biên giới của đất nước này với Ba Lan.
Theo Tổng thống Lukashenko, Belarus sẽ không cho phép bất kỳ cuộc xâm lược hay hoạt động quân sự nào của lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia này.
Tổng thống Lukashenko cho biết thêm ông đã đề nghị mua thêm tên lửa phòng không S-400 của Nga để bố trí dọc theo biên giới phía Tây. Một số đã được triển khai dọc theo biên giới phía Nam với Ukraine.
Ngày 27/2, các nhà chức trách Belarus thông báo đã tổ chức trưng cầu dân ý về việc sử đổi Hiến pháp, trong đó cho phép Nga bố trí vĩnh viễn vũ khí hạt nhân và lực lượng trên lãnh thổ nước này. Theo Chủ tịch Ủy ban bầu cử Trung ương Belarus Igor Karpenko, có 65,16% phiếu thuận và 10,07% phiếu chống trong cuộc trưng cầu ý dân.
Belarus phê chuẩn kết quả trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp Ủy ban Bầu cử Trung ương Belarus ngày 3/3 đã phê chuẩn kết quả cuối cùng cuộc trưng cầu ý dân ngày 22 - 26/2 vừa qua, trong đó hơn 82% cử tri nước này đã ủng hộ các sửa đổi Hiến pháp. Các quyết định sửa đổi Hiến pháp sẽ có hiệu lực 10 ngày sau khi công bố kết quả chính...