Nga sắp tập trận gần ‘điểm nóng’ giữa Hy Lạp – Thổ Nhĩ Kỳ
Hải quân Nga sẽ tổ chức hai cuộc tập trận ở phía đông Địa Trung Hải, khu vực diễn ra cuộc đối đầu giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.
Hai cuộc tập trận phía đông Địa Trung Hải của hải quân Nga sẽ diễn ra ngày 8-22/9 và 17-25/9, hải quân Thổ Nhĩ Kỳ ngày 3/9 thông báo trên website. Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Nga không can thiệp vào hoạt động nghiên cứu địa chấn của các tàu khảo sát nước này ở khu vực ngoài khơi phía nam đảo Kastellorizo, Hy Lạp và bán đảo Karpas của Cyprus.
Phát ngôn viên hải quân Nga Igor Dygalo chưa trả lời yêu cầu bình luận về thông tin này.
Chiến hạm Nga tại quân cảng Tartus, Syria duyệt binh nhân Ngày Hải quân hôm 25/7. Ảnh: BQP Nga.
Igor Korotchenko, giám đốc Trung tâm phân tích Hoạt động buôn bán vũ khí toàn cầu tại Moskva, nhận định Nga muốn phô diễn sức mạnh nhằm vào NATO trong các cuộc tập trận sắp tới, thay vì thể hiện thái độ hậu thuẫn cho Thổ Nhĩ Kỳ.
“Nga có quan hệ kinh tế và quốc phòng chặt chẽ với Thổ Nhĩ Kỳ, song chính sách của chúng tôi là tránh hậu thuẫn cho bất cứ bên nào trong tranh chấp này”, Korotchenko nói. “Thổ Nhĩ Kỳ đủ khả năng tự bảo vệ lợi ích của riêng mình”.
Video đang HOT
Thổ Nhĩ Kỳ và NATO đang bất đồng xung quanh thương vụ mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ còn mâu thuẫn với Liên minh châu Âu EU do tranh chấp lãnh thổ với Hy Lạp và Cộng hòa Cyprus, hai thành viên của khối. Một cường quốc EU là Pháp gần đây tăng hiện diện quân sự trong khu vực đông Địa Trung Hải để hỗ trợ Hy Lạp và Cyprus.
“Những kẻ kéo đến từ cách đây hàng nghìn km đang cố gắng bắt nạt, đòi quyền lợi và đóng vai thiên thần hộ mệnh”, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar viết trên Twitter ngày 3/9, ám chỉ Pháp. “Không thể chấp nhận điều này, họ phải quay trở lại như cách họ kéo đến”.
Hoạt động thăm dò dầu khí của Thổ Nhĩ Kỳ ở đông Địa Trung Hải gây ra căng thẳng với Hy Lạp và Cyprus, xuất phát từ mâu thuẫn trong cách giải thích ranh giới trên biển. Thổ Nhĩ Kỳ và Cyprus cũng tranh cãi về quyền khai thác các mỏ khí đốt quanh hòn đảo, nơi lực lượng của Ankara kiểm soát 1/3 diện tích phía bắc.
Căng thẳng leo thang trong tuần này sau khi Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí kéo dài hàng thập kỷ với Cyprus. Thổ Nhĩ Kỳ lên án động thái trên và hối thúc Mỹ đảo ngược quyết định, cảnh báo sẽ thực hiện “các bước tương ứng” để bảo vệ người Cyprus nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ chiếm khu vực 1/3 diện tích đảo Cyprus năm 1974 sau một cuộc đảo chính nhằm tìm cách hợp nhất hòn đảo với Hy Lạp. Cộng hòa Cyprus được công nhận có chủ quyền với toàn bộ hòn đảo dù thực tế nó đang bị chia cắt.
Biển Aegean nằm giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Đồ họa: AFP.
Tàu ngầm Thổ Nhĩ Kỳ bị nghi áp sát thủ đô Hy Lạp
Tàu ngầm Thổ Nhĩ Kỳ dường như đẩy mạnh hoạt động ở biển Aegean, có lúc chỉ cách thủ đô Athens khoảng 50 km, theo truyền thông Hy Lạp.
Trang tin quốc phòng Hy Lạp Army Voice cho biết trực thăng săn ngầm nước này đã phát hiện tung tích tàu ngầm Type-209 Thổ Nhĩ Kỳ di chuyển ở eo biển Kafirea trên biển Aegean, chỉ cách thủ đô Athens khoảng 50 km tối 14/8, khiến không quân Hy Lạp triển khai chiến dịch truy tìm nhưng không có kết quả.
Hai tàu ngầm khác của Ankara dường như cũng bị phát hiện ngoài khơi đảo Rhodes và Karpathos. Truyền thông Hy Lạp ước tính có 6-8 tàu ngầm Thổ Nhĩ Kỳ đang hiện diện ở biển Aegean và Địa Trung Hải.
Bộ Quốc phòng Hy Lạp và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chưa bình luận về thông tin này.
Tàu ngầm Type-209 Thổ Nhĩ Kỳ trong một chuyến ra biển. Ảnh: Wikipedia.
Thổ Nhĩ Kỳ tuần này triển khai tàu thăm dò Oruc Reis cùng ít nhất 6 chiến hạm mang tên lửa hộ tống tiến hành hoạt động thăm dò tại vùng biển giữa đảo Crete và Cyprus, khu vực tranh chấp với Hy Lạp, khiến căng thẳng song phương gia tăng. Hy Lạp cho rằng hoạt động thăm dò của tàu Oruc Reis là bất hợp pháp.
Quân đội Hy Lạp đã chuyển sang trạng thái báo động cao, toàn bộ sĩ quan hải quân và không quân đang đi nghỉ được lệnh về đơn vị trực chiến. Athens tuyên bố các hòn đảo của mình, dù nhỏ đến đâu, đều có thềm lục địa riêng.
Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng điều này có thể khiến biển Aegean biến thành "một cái hồ của Hy Lạp", khẳng định "hoàn toàn không chấp nhận" điều này với tư cách là một cường quốc khu vực và không từ bỏ bất cứ lợi ích về dầu khí nào.
Bộ Quốc phòng Pháp đã triển khai hai tiêm kích Rafale, tàu sân bay trực thăng Tonnerre và hộ vệ hạm La Fayette tới gần khu vực. Tổng thống Emmanuel Macron cho biết sẽ điều thêm lực lượng tới hỗ trợ Hy Lạp, kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt hoạt động thăm dò và giải quyết vấn đề thông qua đối thoại.
Biên đội Rafale hôm 14/8 bay qua đầu nhóm tàu Oruc Reis, khiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cảnh báo "những ai tập kích tàu khoan sẽ phải trả giá đắt". Chiến hạm Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ dường như cũng xảy ra va chạm nhẹ, nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng.
Biển Aegean nằm giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Đồ họa: AFP.
Tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp va chạm Erdogan cảnh cáo hậu quả nếu tàu thăm dò bị tấn công Hy Lạp báo động quân đội vì căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ
Tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp va chạm Tàu hộ vệ Limnos của Hy Lạp va chạm nhẹ với chiến hạm Kemal Reis của Thổ Nhĩ Kỳ khi tiếp cận tàu khoan Oruc Reis trên biển Aegean. "Tàu chiến Limnos tìm cách tiếp cận tàu khoan Thổ Nhĩ Kỳ Oruc Reis hôm 13/8 và cắt vào đường di chuyển của tàu hộ vệ Kemal Reis. Chiến hạm Hy Lạp đã cơ...