Nga sắp quản Internet giống “kiểu Trung Quốc”
Chính phủ Nga đã tiến thêm một bước, gần giống với cách quản lý các dịch vụ Internet “kiểu Trung Quốc”.
Theo trang Tech Crunch, tối hôm qua (3/7), Duma Quốc gia Nga đã thông qua dự thảo đầu tiên yêu cầu dữ liệu cá nhân của tất cả công dân Nga phải được lưu ở trong nước. Dự luật này nếu được thông qua sẽ có ảnh hưởng rất rộng, đặc biệt đối với các dịch vụ quốc tế được người dân Nga sử dụng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Facebook, Google hay bất cứ dịch vụ Internet quốc tế nào – kể cả các ứng dụng – được người dân Nga sử dụng đều cần có máy chủ đặt trong nước Nga.
Hơn thế nữa, các công ty không phải của Nga sẽ không được phép gửi dữ liệu ra ngoài nước Nga, trừ phi họ có thể đảm bảo chắc chắn về việc lưu trữ dữ liệu trong nước. Đối với những công ty không tuân thủ dự thảo, cơ quan quản lý viễn thông Roskomnadzor của Nga sẽ yêu cầu các nhà mạng hạn chế truy cập đến những dịch vụ đó.
Dự luật cũng đặt ra các sửa đổi đối với điều luật về bảo vệ dữ liệu và thông tin cá nhân. Nếu dự luật này được thực thi – theo kế hoạch sẽ có hiệu lực vào tháng 9/2016 – nó sẽ đặt ra những thay đổi lớn đối với các công ty công nghệ Nga và quốc tế sử dụng các dịch vụ lưu trữ, ngoài ra sẽ tốn rất nhiều chi phí thực hiện các thay đổi này.
“Chúng tôi không có bất cứ bình luận gì có thể chia sẻ vào thời điểm này”, một đại diện Google nói khi được hỏi về dự luật trên. Theo Tech Crunch, quyết định lưu trữ dữ liệu tại Nga là một phần trong chiến lược lớn hơn mà chính phủ Nga đang thực hiện nhằm thắt chặt quản lý cách sử dụng Internet. Một số chính sách trên được thực hiện dưới mục tiêu bảo vệ sự riêng tư của người dân, đồng thời bảo vệ an ninh quốc gia.
Được biết, cựu nhân viên tình báo Edward Snowden của NSA vẫn đang cư ngụ tại Nga. Snowden muốn cảnh báo toàn cầu về việc các chính phủ theo dõi dữ liệu người dùng Internet mà họ hoàn toàn không hay biết, và đặt ra vấn đề các quốc gia khác giải quyết việc này như thế nào. Hiện chính phủ của Tổng thống Vladimir Putin cũng đang tiến hành kiểm soát chặt chẽ hơn các bài phát biểu tự do ngôn luận.
Video đang HOT
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cho phép lưu trữ thông tin cá nhân tại các máy chủ ở Mỹ, thông qua các thoả thuận “an toàn”, để các công ty Mỹ được hoạt động thoải mái tại châu Âu và ngược lại.
Theo dự thảo mới của Nga, các công ty Internet sẽ có thời gian chuẩn bị cho các thay đổi đến tháng 9/2016, khi dự thảo có hiệu lực.
Hoàng Lan
Theo Tech Crunch
Mật khẩu cho ổ cứng máy tính: Liệu có cần?
Mật khẩu ổ cứng nghe qua có vẻ như rất hữu ích cho việc bảo vệ dữ liệu, nhưng trên thực tế nó có nhiều điểm yếu và không nên sử dụng. Mã hóa vẫn là giải pháp tối ưu nếu bạn muốn bảo vệ dữ liệu của mình.
Hiện nay, nhiều máy tính cung cấp cho người dùng thêm một tùy chọn cài đặt mật khẩu cho ổ cứng lưu trữ, bên cạnh mật khẩu hệ thống (hệ điều hành) và mật khẩu BIOS. Vậy mật khẩu này hoạt động như thế nào? Và liệu nó có đem lại hữu ích gì hay không? Chúng ta hãy thử cùng tìm hiểu.
Cách hoạt động của mật khẩu ổ cứng
Ổ cứng cho mật khẩu là một điểm nằm trong chuẩn giao tiếp dữ liệu ATA. Nếu máy tính của bạn hỗ trợ mật khẩu ổ cứng, bạn sẽ thấy option này trong màn hình BIOS. Hãy tìm nó trong phần bảo mật (security) hoặc phần Password của BIOS khi bạn khởi động máy.
Màn hình cài đặt mật khẩu của HDD trong BIOS.
Nếu như mật khẩu hệ thống được thiết kế để cung cấp quyền đăng nhập vào máy tính sau khi bạn khởi động máy; mật khẩu BIOS cấp quyền được khởi động máy; thì mật khẩu ổ cứng sẽ cấp quyền truy cập vào ổ cứng trên máy tính của bạn. Khi bạn khởi động xong máy, bạn sẽ phải nhập mật khẩu ổ cứng. Nếu nhập sai, ổ sẽ bị khóa và sẽ không thể hoạt động được.
Không như mật khẩu BIOS và mật khẩu hệ điều hành, mật khẩu ổ cứng bảo vệ dữ liệu ngay cả khi bạn tháo ổ cứng ra lắp vào máy khác. Mật khẩu sẽ được lưu ngay trong firmware của ổ cứng.
Điểm yếu
Mặc dù như những gì chúng ta vừa thấy ở trên thì có vẻ như mật khẩu ổ cứng là sự lựa chọn tốt để bảo vệ dữ liệu, nhưng thực tế nó có một số điểm yếu không hề nhỏ. Thứ nhất, trong trường hợp bạn quên mất mật khẩu của nó, ổ cứng của bạn sẽ trở thành "cục gạch" không hơn không kém, trừ khi bạn có các thiết bị cứu ổ cứng như Atola Insight nói trên. Ngay cả nhà sản xuất ổ cứng cũng không thể cứu dữ liệu cho bạn.
Mật khẩu ổ cứng có nhiều điểm yếu và không nên dùng.
Bên cạnh đó, khả năng bảo vệ dữ liệu của loại mật khẩu này cũng không cao. Một số công cụ như máy cứu ổ cứng Atola Insight thậm chí có thể xóa được mật khẩu của ổ. Một số ổ cứng lưu trữ mật khẩu trong firmware nhưng mật khẩu lại không được mã hóa nên dễ dàng bị lộ. Ngoài ra, phần cài đặt của firmware ổ cứng cũng có thể bị can thiệp để thiết lập trạng thái của mật khẩu từ bật sang tắt. Một trường hợp nữa mà mật khẩu ổ cứng có thể bị vô hiệu hóa đó là ổ bị "mổ" ra để lấy các phiến đĩa (platter), và các phiến đĩa này sẽ được lắp vào ổ khác.
Nên hay không nên dùng?
Với những bất tiện mà nó mang lại, rõ ràng chúng ta không nên sử dụng mật khẩu cho ổ cứng. Thay vào đó, bạn nên nghĩ tới việc sử dụng các biện pháp mã hóa để bảo vệ các dữ liệu cho mình. Với biện pháp mã hóa, thì ngay cả khi bạn quên mật khẩu, bạn vẫn có thể format lại ổ để tiếp tục sử dụng (mặc dù lúc này dữ liệu cũng sẽ mất hết). Trong trường hợp máy tính bị trục trặc, bạn có thể tháo ổ cứng ra rồi lắp vào máy khác, sau đó cài lại phần mềm mà trước đó bạn đã dùng để mã hóa ổ, cùng với đoạn mã bảo vệ, để unlock cho ổ cứng.
Mã hóa ổ cứng vẫn là giải pháp bảo vệ dữ liệu tốt nhất.
Có thể nói mã hóa ổ cứng là giải pháp bảo vệ dữ liệu của ổ tối ưu, an toàn nhất hiện nay. Người dùng nên chọn phương pháp mã hóa toàn bộ ổ bằng các công cụ khác nhau, như TrueCrypt (miễn phí), bật tính năng BitLocker trên các phiên bản Windows dành cho doanh nghiệp (Enterprise), bật tính năng FileVault nếu bạn dùng máy Mac. Windows 8.1 - Phiên bản Windows mới nhất hiện nay, thậm chí cũng đã bắt đầu tự động mã hóa dữ liệu cho người dùng, tuy nhiên tính năng mới có rất nhiều yêu cầu khắt khe nên chưa thể phổ biến.
Theo Trithuctre
Mỹ, Anh thu thập hàng triệu hình ảnh webcam của Yahoo Theo tiết lộ mới nhất của Edward Snowden, thông tin của hàng triệu người sử dụng Yahoo tiếp tục là mục tiêu của Cơ quan Tình báo Thông tin Anh (GCHQ) và Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã thu thập và lưu trữ hình ảnh từ webcam của hàng triệu người sử dụng Yahoo, trong đó chứa đựng một số...