Nga sắp bán oanh tạc cơ siêu âm Tu-160M2 cho Trung Quốc?
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko gần đây đã cho biết dây chuyền sản xuất hàng loạt máy bay ném bom Tu-160M2 đã hoạt động trên quy mô đầy đủ.
Máy bay ném bom chiến lược nâng cấp Tu-160M2 là sản phẩm của Tổ hợp công nghiệp hàng không Kazan, đây là chiếc oanh tạc cơ đầu tiên được Nga sản xuất mới hoàn toàn từ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Theo kỳ vọng, trong giai đoạn 2020 – 2021, Nhà máy Kazan sẽ sản xuất tới 50 chiếc Tu-160M2 để bàn giao cho Không quân Nga nhằm thay thế số máy bay cũ sắp hết hạn sử dụng và tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân.
Hiện tại Nga đã có 1 chiếc Tu-160M2 được tạo ra bằng cách hoán cải khung thân tồn dư từ thời Liên bang Xô Viết cộng với 1 chiếc Tu-160M2 vừa được Tổ hợp Kazan chế tạo mới hoàn toàn nói trên.
Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160M2 trên dây chuyền lắp ráp. Ảnh: TASS.
Trong tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga có một chi tiết cần lưu ý, đó là chỉ trong vòng 3 năm tới họ sẽ nhận đủ số máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160M2 đủ cho nhu cầu sử dụng.
Video đang HOT
Vấn đề sau đó mới đáng quan tâm, việc đầu tư cả một dây chuyền mới chỉ để sản xuất có 50 chiếc Tu-160M2 – mặc dù số lượng trên khá nhiều nhưng vẫn bị coi là sự lãng phí khá lớn, cần có phương án mới để khấu hao hết giá trị máy móc.
Giải pháp mà Nga có thể tiến hành nhiều khả năng sẽ là chào bán cho Trung Quốc phiên bản xuất khẩu của Tu-160M2 với một số tính năng kỹ chiến thuật đã được giản lược để Bắc Kinh thay thế phi đội H-6 đã quá cao tuổi của mình.
Chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2 đầu tiên rời khỏi dây chuyền sản xuất của Tổ hợp công nghiệp hàng không Kazan. Ảnh: Ria Novosti.
Hiện nay quan hệ hợp tác quốc phòng và kinh tế giữa Nga và Trung Quốc đang ở mức tốt đẹp chưa từng có, Moskva đã thực hiện chính sách xoay trục sang Bắc Kinh sau khi bị áp đặt các lệnh cấm vận của phương Tây.
Nga đã cho biết họ sẵn sàng bán cho Trung Quốc tất cả những vũ khí tốt nhất của mình, tiêu biểu ở đây chính là thương vụ mua sắm tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf và tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-35SK.
Mặc dù vậy, do sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, Bắc Kinh gần như chỉ còn mua vũ khí Nga về để làm mẫu đối chứng so sánh tính năng hay trang bị cho “quân xanh” luyện tập với “quân đỏ” sử dụng vũ khí nội địa. Chính vì vậy triển vọng xuất khẩu vũ khí thông thường của Nga sang Trung Quốc là cực thấp.
Trong tình cảnh này, nếu muốn tiếp tục bán vũ khí cho Trung Quốc thì có lẽ máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2 là mặt hàng khả thi nhất, cần nhắc lại rằng trước đó Bắc Kinh đã hỏi mua Tu-22M3 nhưng Moskva không đồng ý vì thời điểm đó quan hệ giữa hai bên khác xa hiện nay.
Bán Tu-160M2 cho Trung Quốc vừa giúp thắt chặt quan hệ đồng minh Nga – Trung lại vừa có tác dụng giúp Nga thanh lý hết giá trị tài sản đầu tư, đây là viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiep
Bộ Quốc phòng Nga ký hợp đồng trị giá 100 tỷ rúp
Bộ Quốc phòng Nga hợp tác với Nhà máy cơ điện Izhevsk Kupol để cung cấp thiết bị cho các hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2 và Tor-M2DT.
Bộ Quốc phòng Nga sẽ ký một hợp đồng dài hạn có giá trị khoảng 100 tỷ rúp với Nhà máy cơ điện Izhevsk Kupol có để mua thêm các hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2 và Tor-M2DT trong giai đoạn 2019-2027.
Điều này đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ở một cuộc họp với Ủy ban công nghiệp quân sự tại Izhevsk.
Tài liệu được ký bởi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko và Tổng Giám đốc của Nhà máy cơ điện Izhevsk Kupol Fanil Ziyatdinov.
Tor-M2 là hệ thống tên lửa phòng không tự hành tầm ngắn có tính năng tiên tiến, có thể đối phó hữu hiệu với các loại nhiễu tiêu cực và tích cực, cũng như khả năng tác chiến độc lập trong mọi điều kiện thời tiết.
Có tầm bắn từ 0,5 đến 12 km, ở độ cao từ 10 đến 6.000 mét. Thời gian triển khai, bắt đầu bắn đạn trong vòng 3 phút, số lượng mục tiêu tối đa 4, tốc độ lên tới 700 mét/ giây. Trọng lượng 30 tấn. Phục vụ từ năm 2012.
Tor-M2DT là phiên bản Bắc Cực của hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2, được tổ chức thành một hệ thống phương tiện chiến đấu lắp đặt trên xe thiết giáp bánh xích DT-30.
Thạch Bình
Theo baogiaothong
Mỹ sắp phá cột trụ cuối cùng trong hệ thống chống phổ biến vũ khí hạt nhân? Vốn đã tiêu hủy 2 trong số 3 cột trụ không phổ biến vũ khí hạt nhân, nước Mỹ giờ còn muốn hủy luôn cả cột trụ cuối cùng. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton khẳng định rằng Hiệp ước New START sẽ không được gia hạn. Anh minh họa Ông Bolton - vị cố vấn khét tiếng là diều...