Nga sẵn sàng ra mắt loại vaccine đầu tiên ngừa COVID-19
Nga chuẩn bị ra mắt vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên sau khi tất cả các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng đều có khả năng miễn dịch tốt.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Ruslan Tsalikov cho biết, vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 đầu tiên của Nga, được tạo ra bởi các chuyên gia quân sự và các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học và vi trùng học quốc gia Gamaleya đã sẵn sàng.
“Đánh giá cuối cùng về kết quả thử nghiệm của các chuyên gia và nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu quốc gia Gamaleya đã được thực hiện. Kết quả thử nghiệm, tất cả các tình nguyện viên đã phát triển miễn dịch chống lại virus corona chủng mới và cảm thấy bình thường. Vì vậy, vaccine đầu tiên chống lại nCoV đã sẵn sàng”, Thứ trưởng Ruslan Tsalikov cho hay.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, không có tác dụng phụ, biến chứng hoặc bất kỳ phản ứng không mong muốn hay khiếu nại nào về tình trạng sức khỏe của các tình nguyện viên.
Nga chuẩn bị cho ra mắt vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên. (Ảnh: APA)
Video đang HOT
Bộ Công Thương Nga hôm 30/6 cho biết, hồ sơ đăng ký vaccine đã được đệ trình lên Bộ Y tế Nga. Vào tháng 6, Bộ Y tế đã cấp giấy phép thử nghiệm lâm sàng vaccine dạng đông khô do Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh học Gamaleya phối hợp với Viện nghiên cứu khoa học trung ương số 48 của Bộ Quốc phòng Nga.
Vaccine dạng lỏng đang được thử nghiệm trên 43 tình nguyện viên tại Bệnh viện quân y Burdenko và vaccine dạng đông khô đang được thử nghiệm tại Đại học Y Sechenov, cũng trên 43 tình nguyện viên.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 20/7 cho biết, cùng với Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh học quốc gia Gamaleya, Bộ Quốc phòng cũng đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa COVID-19 trên các tình nguyện viên tại cơ sở Bệnh viện quân y Burdenko.
Hiện các dữ liệu thu được trong các thử nghiệm sẽ được chuyển đến Trung tâm nghiên cứu Dịch tễ học và Vi trùng học quốc gia để phân tích, đánh giá, lập báo cáo tổng hợp các kết quả và chuẩn bị cho việc đăng ký vaccine cấp nhà nước.
Báo Trung Quốc bất ngờ ca ngợi quân Ấn Độ ở biên giới
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc mới đây đưa ra bình luận rằng quốc gia có đội quân tác chiến vùng cao nguyên, đồi núi lớn nhất, kinh nghiệm nhất phải là Ấn Độ, không phải Nga hay Mỹ.
Ấn Độ hiện sở hữu lựu pháo hạng nhẹ M777 do Mỹ sản xuất.
Huang Guozhi, chuyên gia quân sự làm việc cho Tập đoàn Công nghiệp Phương Bắc Trung Quốc (NORINCO) đưa ra bình luận trên một tạp chí quân sự Trung Quốc.
NORINCO là tập đoàn chịu trách nhiệm phát triển các thiết bị cơ giới hóa, số hóa và trí tuệ hóa cho quân đội Trung Quốc. NORINCO được biết đến nhiều nhất với mẫu súng trường tấn công Type 95.
Huang cho rằng một trong những kỹ năng tác chiến vùng cao không thể thiếu của binh sĩ quân đội Ấn Độ là leo núi.
"Ở thời điểm hiện tại, quốc gia có đội quân kinh nghiệm nhất và lớn nhất trong môi trường tác chiến vùng cao nguyên, đồi núi không phải là Mỹ, Nga hay các nước châu Âu, mà là Ấn Độ", Huang bình luận.
Bình luận của Huang xuất hiện trong bối cảnh Ấn Độ và Trung Quốc đang có tranh chấp biên giới dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Căng thẳng nổ ra vào tháng trước sau khi binh sĩ hai nước lao vào ẩu đả. Cuộc đàm phán cấp tướng diễn ra hồi tuần trước không có kết quả.
Bình luận của Huang còn được báo Trung Quốc thepaper.cn dẫn lại. Đây là lần hiếm hoi mà truyền thông Trung Quốc lại có lời lẽ ca ngợi năng lực đối thủ dọc biên giới.
"Leo núi là kỹ năng mà các binh sĩ quân đội nào của Ấn Độ tham gia đơn vị chiến đấu ở biên giới đều thuần thục. Ấn Độ đã tuyển được một lượng lớn binh sĩ là người leo núi chuyên nghiệp", Huang nhận định. "Với hơn 20 vạn binh sĩ chia làm 12 sư đoàn, lực lượng tác chiến vùng núi của Ấn Độ ở biên giới hết sức đông đảo".
Huang nói kể từ những năm 1970, quân đội Ấn Độ đã tập trung mở rộng quy mô của các đơn vị chiến đấu ở vùng cao. "Riêng ở khu vực sông băng Siachen, Ấn Độ có hàng trăm trạm gác quanh khu vực có độ cao hơn 5.000 mét, ước tính số binh sĩ hiện diện thường trực lên tới 7.000 người", Huang nói.
Về trang thiết bị quân sự, quân đội Ấn Độ đã có những nghiên cứu và phát triển nhiều loại vũ khí phù hợp môi trường chiến đấu ở vùng cao, trong đó có thể kể đến các vũ khí hạng nặng như lựu pháo M777, cỡ nòng 155m và trực thăng vận tải hạng nặng Chinook - đủ sức kéo pháo hoặc xe bọc thép.
Huang cũng đề cập đến các mẫu súng bắn tỉa cỡ nòng lớn được các binh sĩ Ấn Độ sử dụng ở vùng cao. Huang cho rằng Ấn Độ có thể huy động nhiều vũ khí uy lực đến vùng cao, nhưng khả năng tự cung tự cấp vũ khí và đạn dược là thách thức lớn, do đây là các vũ khí có nguồn gốc của phương Tây.
"Lục quân Ấn Độ được trang bị các trực thăng tấn công AH-64E Longbow do Mỹ sản xuất, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào không quân", Huang nhận định.
Theo truyền thông Ấn Độ, thỏa thuận mua 6 trực thăng AH-64E Apache trang bị cho lục quân mới được Ấn Độ ký kết với Mỹ vào đầu năm nay tại New Delhi.
Hợp đồng ước tính có giá 800 triệu USD. Những chiếc AH-64E Apache mà Ấn Độ sở hữu cho đến nay đều thuộc biên chế không quân.
Nga phát triển vaccine ngừa Covid-19 không cần tiêm Nga đang phát triển một loại vaccine chống lại virus SARS CoV-2, có thể đưa vào cơ thể con người qua miệng, dưới dạng khí dung hoặc dạng nhỏ giọt. Theo Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga Vladimir Chekhonin, loại vaccine này đang được nghiên cứu bởi các nhà khoa học tại Viện Y học Thực nghiệm tại thành phố...