Nga sẵn sàng mở rộng quy mô hợp tác kỹ thuật – quân sự với Việt Nam
Nga sẵn sàng mở rộng quy mô và khối lượng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật-quân sự và tiếp tục đào tạo chuyên gia cho Việt Nam.
Thủ tướng Dmitry Medvedev nhận định lĩnh vực hợp tác kỹ thuật-quân sự của Liên bang Nga – Việt Nam có nhiều bước tiến đáng kể trong những năm gần đây. Ảnh: RUVR
Thủ tướng Dmitry Medvedev tuyên bố như vậy khi trả lời phỏng vấn của các phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, VTV và VOV thường trú tại Liên bang Nga, trước khi người đứng đầu Chính phủ Nga tiến hành chuyến thăm Việt Nam vào ngày 7.11.
Thủ tướng Medvedev cho biết, đây là lần thứ ba ông tới thăm Việt Nam. Lần thứ nhất ông đến Hà Nội cách đây khoảng 10 năm, nhưng không phải với tư cách lãnh đạo Nhà nước hoặc Chính phủ Nga. Ông đã tận mắt chứng kiến sự thay đổi to lớn của Việt Nam, đất nước đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, điều đọng sâu trong tâm trí ông là tình cảm anh em gần gũi, giàu lòng mến khách và sự chân tình của người Việt Nam.
Ông bày tỏ vui mừng khi được trở lại thăm Việt Nam, đồng thời khẳng định lãnh đạo và nhân dân hai nước Liên bang Nga và Việt Nam đều có nhiệm vụ giữ gìn, phát huy tình cảm và mối quan hệ truyền thống gần gũi, quý báu, thắm tình anh em và đối tác rất đáng tin cậy giữa hai nước và hai dân tộc.
* Xin Thủ tướng cho biết những chủ đề chính sẽ được thảo luận trong chuyến thăm Việt Nam sắp tới?
Thủ tướng Dmitry Medvedev: Tại Hà Nội, tôi và các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ thảo luận một loạt vấn đề nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện song phương. Trước tiên, với tư cách là nhà lãnh đạo Chính phủ Nga, tôi sẽ chú trọng bàn về vấn đề kinh tế.
Video đang HOT
Quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai đối tác Nga và Việt Nam đang phát triển ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả, nhưng chưa đáp ứng hoàn toàn nguyện vọng của hai bên. Kim ngạch trao đổi hàng hóa còn ở mức khiêm tốn. Hai bên đã đề ra mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên mức 7 tỉ USD vào năm 2015, tăng mạnh hơn so với mức khoảng 3 tỉ USD hiện nay.
Tuy nhiên, nếu so sánh với kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với các nước trong khu vực như Trung Quốc và Nhật Bản thì vẫn còn thấp. Vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là tăng mạnh hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế-thương mại song phương để tương xứng với mối quan hệ đối tác và hữu nghị rất tốt đẹp giữa Nga và Việt Nam.
Ngoài ra, tôi và các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng sẽ thảo luận các lĩnh vực hợp tác khác như năng lượng, chế tạo máy, kỹ thuật hàng không-vũ trụ, thông tin-viễn thông,…
Điểm thứ ba tôi muốn nói đến là xây dựng cơ cấu hợp tác Nga-Việt có tính đến tình hình phát triển chung của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vì hai nước là một bộ phận của khu vực này. Chúng ta là những nước đóng vai trò quan trọng trong khu vực và chúng ta không thờ ơ trước sự phát triển của Châu Á-Thái Bình Dương.
Tôi cũng sẽ đề cập những vấn đề khác như tình hình quốc tế và khu vực cùng các dự án song phương khi gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam.
* Theo Thủ tướng, Nga và Việt Nam cần làm những gì để đạt được mục tiêu nâng kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương lên 7 tỉ USD vào năm 2015?
Thủ tướng Dmitry Medvedev: 7 tỉ USD vào năm 2015 là mục tiêu trước mắt, còn mục tiêu lâu dài phải cao hơn. Các biện pháp thực hiện nằm trong những hình thức hợp tác mới gồm phát huy những thành tích hợp tác đã đạt được trong các lĩnh vực phối hợp hành động truyền thống như năng lượng, chế tạo máy, khoa học-kỹ thuật, quân sự-kỹ thuật. Hợp tác quân sự-kỹ thuật song phương vừa góp phần phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, vừa giúp Việt Nam tăng cường tiềm lực quân sự của mình.
Trước hết, chúng ta cần phải thúc đẩy các dự án chung ưu tiên về năng lượng. Trong lĩnh vực này, chúng ta đã gia hạn thời gian hoạt động của Liên doanh Vietsovpetro đến năm 2030, đã xác định các nguyên tắc và hướng phát triển mới cũng như đề ra các mục tiêu phấn đấu đầy tham vọng cho liên doanh này. Sản phẩm của Vietsovpetro đang mang lại thu nhập và lợi ích cho cả hai nước.
Do Việt Nam là đối tác chiến lược của Liên bang Nga, nên chúng ta cũng có những dự án chung quan trọng khác như các tập đoàn dầu khí Nga thu hút đầu tư của Việt Nam và mời các doanh nghiệp Việt Nam liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí tại những khu mỏ mang tính chiến lược mà ngoài Việt Nam ra, Nga chưa cho phép nước nào khác trên thế giới hoạt động. Việt Nam được ưu tiên trong lĩnh vực này do quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên, đồng thời có tính đến triển vọng phát triển trong tương lai của mối quan hệ này.
* Gần đây, lãnh đạo hai nước đã nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu khí và quân sự-kỹ thuật. Xin Thủ tướng cho biết chính phủ hai nước sẽ triển khai những thỏa thuận này như thế nào?
Thủ tướng Dmitry Medvedev: Chúng ta đã đề cập vấn đề này trong suốt thập kỷ qua và cả trong các chuyến thăm cấp cao song phương thời gian qua. Tôi cho rằng, chúng ta cần phải mở rộng thêm các hướng hợp tác và triển vọng phối hợp hành động trong lĩnh vực này là sáng sủa, chẳng hạn chuyển sang hợp tác công nghệ cao và áp dụng hình thức mới về cung cấp năng lượng, nhiên liệu.
Tôi cho rằng, cả Nga và Việt Nam đều quan tâm đến việc cung cấp kỹ thuật cao trong lĩnh vực năng lượng vì thế giới đang thay đổi và công nghệ ngày càng tiên tiến. Hai nước chúng ta ngoài việc trao đổi thành phẩm và bán thành phẩm như dầu mỏ và khí đốt, cũng cần phải mở rộng sang lĩnh vực chế biến nhiên liệu-năng lượng. Nếu chúng ta tập trung vào hướng hợp tác này thì kết quả sẽ còn cao hơn. Trong tương lai, chúng ta có thể cung cấp cho nhau khí đốt hóa lỏng, đặc biệt là từ các xí nghiệp của Nga hoạt động tại khu vực Sibiri và Viễn Đông.
Về hợp tác quân sự-kỹ thuật, trong những năm qua, chúng ta đã có bước tiến vượt bậc và trình độ hợp tác này đang ngày càng được cải thiện về cơ bản. Chúng ta đã khôi phục được tinh thần hợp tác từng có dưới thời Liên Xô trước đây. Nga ủng hộ việc thúc đẩy tinh thần hợp tác đó và sẵn sàng giúp Việt Nam trong công tác đào tạo các chuyên gia, kể cả đào tạo sĩ quan chuyên ngành cũng như hỗ trợ sử dụng kỹ thuật quân sự trên cơ sở tuân thủ các cam kết quốc tế của Nga.
* Xin trân trọng cảm ơn Thủ tướng!
Theo laodong
Thủ tướng Nhật kêu gọi Trung Quốc trở lại bàn đàm phán
Lo ngại những căng thẳng về ngoại giao giữa hai nước có thể ảnh hưởng tới quan hệ thương mại song phương, thủ tướng Nhật Noda ngày 10/10 đã kêu gọi phía Trung Quốc nối lại đối thoại để hạ nhiệt tình hình.
ÔngNoda khẳng định những căng thẳng hiện nay nếu kéo dài sẽ khiến cả hai nước chịu tổn thất về kinh tế. "Đây là những nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới, đồng thời sự lệ thuộc lẫn nhau đang ngày một lớn hơn", ông Noda phát biểu trên Bloomberg. "Nếu mối quan hệ của chúng ta trở nên lạnh nhạt, nhất là quan hệ kinh tế, thì câu hỏi không phải ai sẽ chịu tổn thất bởi cả 2 nước cùng là người thua cuộc".
Ông Noda muốn hạ nhiệt những căng thẳng với Trung Quốc
Trước đó trong ngày 9/10, phía Trung Quốc đã quyết định rút các lãnh đạo cấp cao nhất của ngân hàng trung ương nước này cũng như bộ tài chính khỏi phái đoàn tới Tokyo dự hội nghị của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Hành động này được Bắc Kinh miêu tả là để đáp lại việc Nhật "mua lại" quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.
"Chúng ta cần đối thoại thông qua nhiều kênh khác nhau để đảm bảo rằng sẽ không có tổn hại nào đối với mối quan hệ lớn hơn giữa hai nước", ông Noda nói tiếp. "Đã có những tác động đối với một số ngành riêng lẻ. Và hiệu ứng tổng thể sẽ tùy thuộc vào việc đối thoại mà chúng ta đang hướng tới và những nỗ lực của các bên".
Căng thẳng về ngoại giao giữa hai nước thời gian qua đã khiến nhiều doanh nghiệp của Nhật bị thiệt hại nặng, đặc biệt là các hãng xe hơi. Theo tờ Nikkei của Nhật, các hãng sản xuất ôtô nước này dự tính sẽ cắt giảm 50% sản lượng trong thời gian tới do doanh số tại Trung Quốc sụt mạnh. Trong đó doanh số của Nissan, hãng xe Nhật có doanh số lớn nhất tại Trung Quốc đã lao dốc 34,6% trong tháng 9.
Dù vậy ông Noda cũng không tỏ ý sẽ nhượng bộ trong việc tuyên bố chủ quyền với quần đảo vừa quốc hữu hóa. "Không có gì để nghi ngờ việc Senkaku thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Nhật Bản xét cả về yếu tố lịch sử lẫn luật pháp quốc tế. Không hề có vấn đề nào về chủ quyền tại đây".
Theo Dantri
Quan chức cấp cao Trung Quốc bất ngờ thăm Afghanistan Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang bất ngờ thăm Afghanistan ngày 22.9, trở thành quan chức cấp cao đầu tiên của Trung Quốc thăm nước láng giềng này trong gần nửa thế kỷ qua. Chuyến thăm của ông Chu chỉ kéo dài 4 giờ và Bắc Kinh không công bố vì lo ngại an ninh, theo...