Nga sẵn sàng đáp trả thích đáng các mối đe dọa an ninh quốc gia
Phát biểu trong cuộc họp ngày 26/3 của Cơ quan An ninh Liên Bang (FSB), Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định có âm mưu tiến hành các hoạt động chống phá Nga trong các cuộc bầu cử năm 2016 và 2018, đồng thời yêu cầu ngăn chặn âm mưu gây bất ổn đó.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn: TTXVN)
Ông Putin được truyền thông Nga dẫn lời nói: “Vẫn chưa hết những âm mưu của các cơ quan tình báo Phương Tây nhằm lợi dụng các tổ chức xã hội phi chính phủ và các liên minh chính trị hóa để thực hiện mục đích của họ, trước tiên là nhằm làm mất uy tín Chính phủ và gây bất ổn tình hình ở Nga.”
Theo ông Putin, đã “có âm mưu về hoạt động chống phá Nga trong chiến dịch vận động cho các cuộc bầu cử năm 2016 và 2018 sắp tới.”
Tổng thống Putin khẳng định Chính phủ sẵn sàng đối thoại với phe đối lập và sẽ tiếp tục hợp tác với giới dân sự vì điều đó luôn có lợi và cần thiết đối với bất cứ quốc gia nào, kể cả Nga.
Video đang HOT
Tổng thống Putin cho biết thêm để kiềm chế Nga, Phương Tây đã viện tới mọi phương tiện, từ cô lập chính trị cho tới cuộc chiến thông tin quy mô lớn cũng như các công cụ tình báo.
Theo ông, Phương Tây đang phát triển hệ thống chiến tranh mới tấn công chớp nhoáng toàn cầu, song Nga sẽ “đáp trả thích đáng” bất cứ mối đe dọa nào nhằm vào an ninh quốc gia của mình.
Ông khẳng định không ai đang và sẽ có thể hăm dọa hay gây sức ép lên Nga./.
Theo Vietnam
Trung - Ấn thống nhất duy trì hòa bình tại biên giới tranh chấp
Sau vòng đàm phán về biên giới tại khu vực Himalaya ngày 23/3, bộ ngoại giao Trung Quốc đã ra thông cáo khẳng định Bắc Kinh và New Delhi thống nhất duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực này.
Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) bắt tay cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Kumar Doval trước vòng đàm phán thứ 18 tại New Delhi (Ảnh: AP)
Các cuộc đàm phán được tổ chức trong bối cảnh căng thẳng về biên giới đã chia rẽ hai quốc gia lớn nhất châu Á. Đồng thời, đây cũng được xem như nỗ lực nhằm hạ nhiệt tình hình, trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Bộ ngoại giao Trung Quốc trong thông cáo ngày 23/3 cho biết, hai nước sẽ tiếp tục xây dựng dựa trên kết quả các vòng đàm phán trước, và hướng về phía trước "theo hướng đi đúng đắn".
"Cả hai bên tái khẳng định việc quản lý và kiểm soát những tranh chấp và cùng duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực biên giới trước khi vấn đề được giải quyết", thông cáo từ Bắc Kinh khẳng định.
Là những láng giềng lớn và các quốc gia đang phát triển, việc xây dựng quan hệ là tốt cho nhân dân cả hai nước, cũng như hòa bình và phát triển trong khu vực và trên toàn cầu.
Đây là vòng đàm phán thứ 18 giữa hai nước về vấn đề biên giới tại khu vực Himalaya, nhưng là lần đầu tiên kể từ khi ông Modi lên nắm quyền. Thủ tướng Modi muốn giải quyết trở ngại này, nhằm tránh ảnh hưởng tới mối quan hệ thương mại ngày càng mở rộng giữa hai nước.
Tuy vậy, hầu như khó có thể tìm được giải pháp đơn giản cho vấn đề vốn tồn tại từ thời thực dân Anh, sau một quyết định của họ liên quan đến Tây Tạng.
Bất đồng về tuyến biên giới 3500 km từng dẫn tới cuộc chiến tranh chớp nhoáng giữa hai nước năm 1962. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với hơn 90.000 km vuông đất tại khu vực phía Đông Himalaya, vốn bị New Delhi bác bỏ. Phần lớn diện tích này nằm trong bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Bộ trưởng Trần Đại Quang tiếp kiến nhiều quan chức cấp cao Chính phủ Hoa Kỳ Ngày 18/3, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã gặp các quan chức cấp cao của Hội Đồng An ninh Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm tăng cường hợp tác song phương trong phòng chống tội phạm cũng như các vấn đề an ninh và nhân đạo. Tại các...