Nga sẵn sàng đàm phán với ông Trump về xung đột Ukraine
Moscow sẵn sàng tổ chức các cuộc tham vấn với chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc giải quyết xung đột Ukraine, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Ảnh: TASS).
Phát biểu với truyền thông ngày 26/12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Moscow sẵn sàng tổ chức các cuộc tham vấn với chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc giải quyết xung đột Ukraine.
Ông Lavrov nói thêm, Nga hy vọng đội ngũ của ông Trump, trong đó có đặc phái viên của ông về Ukraine và Nga, Keith Kellogg, sẽ “giải quyết nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột”.
Ông Lavrov nhắc lại rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần bày tỏ sự cởi mở của Moscow trong việc tổ chức các cuộc đàm phán về cách giải quyết xung đột. Tuy nhiên, ông lưu ý, Nga sẽ chỉ tham gia đàm phán nếu chúng “có ý nghĩa” và tính đến các nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột cũng như các nguyên tắc mà Tổng thống Putin đưa ra hồi đầu năm.
Video đang HOT
“Đây không phải là điều kiện tiên quyết. Đó là yêu cầu để thực hiện những gì mọi người đã cam kết thông qua Hiến chương Liên hợp quốc”, ông nêu rõ.
Vào tháng 6, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẽ sẵn sàng bắt đầu đàm phán hòa bình với Ukraine ngay khi Kiev cam kết không gia nhập NATO và rút quân khỏi tất cả các lãnh thổ mà Nga kiểm soát, bao gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhia.
Ông cáo buộc Ukraine và phương Tây đang leo thang xung đột với Nga.
“Quân đội Nga đang hành động trong bối cảnh cuộc chiến mà phương Tây, bao gồm cả Pháp, tuyên bố chống lại Nga và mượn tay Ukraine”, ông Lavrov nói.
Ông ch.ỉ tríc.h Ukraine “không tuân thủ các quy tắc giao chiến” và rằng những cuộc tấ.n côn.g của Ukraine bằng máy bay không người lái và tên lửa phương Tây “rõ ràng nhằm vào các mục tiêu dân sự”.
Mặc dù vậy, ông Lavrov tuyên bố các lực lượng Nga sẽ chỉ trả đũa các mục tiêu có giá trị quân sự rõ ràng.
“Chúng tôi chọn các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine chỉ dựa trên các mối đ.e dọ.a chống lại Liên bang Nga. Đó có thể là các địa điểm quân sự, nhà máy vũ khí và trung tâm ra quyết định ở Kiev. Việc trả đũa các mục tiêu dân sự là trái với nguyên tắc của chúng tôi”, Ngoại trưởng Lavrov cho biết.
Ông nói thêm: “Chừng nào chính quyền Kiev còn tiếp tục hành xử theo cách đó và điều này không chỉ được khuyến khích mà còn được chỉ đạo bởi phương Tây, trong đó có Pháp, thì chúng tôi sẽ đáp trả nhưng không theo cách mà Kiev đã làm vào thời điểm hiện tại”.
Tại cuộc họp báo, ông Lavrov cũng cho biết, một lệnh ngừng bắ.n ở Ukraine sẽ không dẫn đến đâu và Nga không muốn tham gia vào những cuộc thảo luận vô ích, trống rỗng nhằm tìm giải pháp cho cuộc xung đột.
Ông lưu ý, bất cứ thỏa thuận trong tương lai về Ukraine phải bao gồm các cơ chế ngăn chặn hành vi vi phạm.
“Thỏa thuận ngừng bắ.n là con đường không dẫn đến đâu cả. Chúng tôi cần những thỏa thuận pháp lý cuối cùng sẽ khắc phục tất cả các điều kiện để đảm bảo an ninh của Nga và lợi ích an ninh hợp pháp của các nước láng giềng, đồng thời đảm bảo không thể vi phạm các thỏa thuận này”, Ngoại trưởng Lavrov nói.
EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"
Liên minh châu Âu (EU) được cho là đã xóa câu "thần chú" của mình về cuộc xung đột ở Ukraine, thay thế cụm từ "Ukraine phải thắng" bằng "Nga không được thắng thế".
Tổng thống Zelensky và các nhà lãnh đạo EU trong một cuộc họp ở Brussels, Bỉ (Ảnh: Getty).
Sự thay đổi được thể hiện trong tuyên bố của Hội đồng châu Âu về các lệnh trừng phạt mới đối với Nga, được công bố lần đầu hôm 16/12. Theo các chuyên gia, động thái này rõ ràng cho thấy liên minh đã thay đổi lập trường về cuộc xung đột.
Một quan chức EU cho biết, tuyên bố ban đầu là một sai lầm, theo bản tin Brussels Playbook của Politico. Bản sửa đổi dường như được đưa ra sau các câu hỏi từ Politico về sự phù hợp với thông điệp ngoại giao mới nhất của Brussels.
Một tuyên bố riêng do Hội đồng châu Âu đưa ra hôm 19/12 cũng sử dụng cụm từ "Nga không được thắng thế" khi thảo luận về xung đột Ukraine. Chủ tịch Hội đồng Antonio Costa, người đã có cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng ngày, tuyên bố rằng "luật pháp quốc tế phải được ưu tiên".
Politico cho biết sự thay đổi trong thông điệp của EU nêu bật sự thay đổi rộng lớn hơn ở phương Tây, khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có ý định tìm cách chấm dứt nhanh chóng cuộc xung đột này khi nhậm chức vào cuối tháng 1/2025.
Một số nhân vật cấp cao ở EU, bao gồm cả nhà ngoại giao hàng đầu của khối, Kaja Kallas, tiếp tục nhấn mạnh rằng "Ukraine sẽ thắng" trong các tuyên bố công khai của họ. Tuy nhiên, báo cáo của Politico cho biết, EU ngày càng thừa nhận rằng nước này không thể hỗ trợ Kiev nếu không có sự ủng hộ của Washington.
"Chiến lược của EU dường như đang tâng bốc ông Trump, mơ ước nhắm vào ông ấy và làm ngơ trước một số tuyên bố đáng báo động hơn của ông ấy", báo này cho biết.
Xung đột Ukraine có nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân Xung đột Ukraine có thể leo thang và thậm chí có nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cảnh báo. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan (Ảnh: Reuters). "Chúng tôi không phủ nhận nguy cơ cuộc chiến Ukraine sẽ bùng nổ thành một chiều hướng nguy hiểm hơn nhiều, cả về mặt địa lý...