Nga sẵn sàng cơ chế ứng phó với giá trần dầu mỏ
Hãng tin RIA dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 6/12 cho biết trong tháng 12 này Nga sẽ thực hiện cơ chế ứng phó với việc phương Tây áp mức giá trần đối với dầu mỏ của nước này.
Theo đó, Nga sẽ cấm xuất khẩu dầu mỏ trong diện bị áp giá trần.
Công nhân kiểm tra các hoạt động bơm dầu tại giếng dầu Gremikhinskoye ở Izhevsk, vùng Ural, Nga. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Khi được hỏi liệu cơ chế trên sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay hay không, ông Novak khẳng định chắc chắn Nga sẽ thực hiện việc này. Ông Novak cũng cho biết trong bối cảnh tình hình bất ổn như hiện nay, Nga có thể giảm sản lượng dầu nhưng không giảm mạnh.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Novak cho biết thêm Nga đang thay đổi các chuỗi logistic để ứng phó việc phương Tây áp mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô xuất khẩu bằng đường biển của Nga. Theo ông Novak, Nga đang hợp tác với các nhà buôn nhỏ hơn khi tiến hành giao dịch dầu và đang sử dụng các chương trình bảo hiểm nguồn cung mới.
Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho rằng khi phương Tây áp giá trần đối với dầu của Nga, các nguyên tắc cơ bản vận hành nền kinh tế thế giới bị vi phạm và sự phân rã thị trường thế giới sẽ trở thành hiện thực. Ông cảnh báo phương Tây sẽ phải đối mặt với tình trạng bất ổn ngày càng tăng trên thị trường năng lượng, trong khi Moskva dễ dàng tìm ra khách hàng mới có nhu cầu về dầu.
Liên quan vấn đề trên, ngày 5/12, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi chính sách trừng phạt Nga vì khối này đang chịu thiệt hại nhiều hơn so với Mỹ do xung đột Nga – Ukraine. Theo ông, EU nên tập trung vào việc đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng thay vì cố áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga. Ông Orban cũng bày tỏ đồng tình với ý kiến của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng “hậu quả của xung đột Nga – Ukraine ở hai bờ Đại Tây Dương không giống nhau”.
Trước đó, trong chương trình của CBS ngày 4/12, ông Macron nói rằng tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng đối với Mỹ và EU có sự khác biệt lớn vì EU chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung dầu và khí đốt từ nước ngoài, trong khi Mỹ là nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch.
IEA: Thế giới lần đầu tiên rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự
Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Fatih Birol, cho rằng các thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) thắt chặt và các nước sản xuất lớn cắt giảm nguồn cung đã khiến thế giới lần đầu tiên rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự.
Một cơ sở lọc dầu ở gần thị trấn Szazhalombatta, Hungary. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Nhập khẩu LNG của châu Âu tăng và khả năng nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc phục hồi sẽ khiến thị trường thắt chặt, khi công suất LNG chỉ tăng thêm 20 tỷ m3 trong năm tới.
Trong khi đó, quyết định gần đây của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh về việc cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày là một quyết định "rủi ro" khi IEA nhận thấy tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ của toàn cầu sẽ ở mức gần 2 triệu thùng/ngày trong năm nay. Đó là điều đặc biệt rủi ro khi một số nền kinh tế trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ suy thoái.
Giá cả tăng trên toàn cầu đối với một số nguồn năng lượng như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá đang khiến người tiêu dùng thêm khó khăn khi lạm phát giá thực phẩm và dịch vụ đang tăng. Giá cao và khả năng phân phối có thể là điều bất lợi cho người tiêu dùng châu Âu khi mùa Đông sắp tới.
Với dầu mỏ, mức tiêu thụ dự kiến tăng 1,7 triệu thùng/ngày trong năm 2023, khiến thế giới sẽ cần đến dầu mỏ của Nga để đáp ứng nhu cầu.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã đề xuất cơ chế cho phép các nước mới nổi mua dầu của Nga nhưng với giá thấp để hạn chế nguồn thu của nước này sau xung đột tại Ukraine. Cơ chế này vẫn còn nhiều điểm cần được làm rõ.
Một quan chức Bộ Tài chính Mỹ tuần trước cho rằng thế giới vẫn cần dầu của Nga. Một tỷ lệ 80 - 90% lượng dầu của Nga được cung cấp ra bên ngoài là mức đáng khuyến khích để đáp ứng nhu cầu.
Trong khi đó, dù vẫn còn một lượng lớn dầu trong các kho dự trữ chiến lược có thể được giải phóng khi nguồn cung gián đoạn, hiện chưa có kế hoạch cho điều này.
Lộ trình gập ghềnh của châu Âu Tại Hội nghị thượng đỉnh từ ngày 20-21/10 ở Brussels (Bỉ), lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về lộ trình nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay. Tuy nhiên, những thông tin ban đầu cho thấy "bước tiến lớn" này cũng mới chỉ là kế hoạch khái quát. EU cần phải gấp rút...