Nga ra dấu hạ nhiệt căng thẳng với phương Tây về Ukraine
Sau những cảnh báo đối với NATO và phương Tây, Nga bắt đầu có những dấu hiệu cho thấy muốn tránh leo thang trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Theo hãng tin Reuters ngày 9/2, đằng sau những hành động mới nhất của Nga đối với NATO và những lời cảnh báo với phương Tây, có những dấu hiệu cho thấy Tổng thống Vladimir Putin đang muốn tránh leo thang cuộc khủng hoảng Ukraine và tìm kiếm một số thỏa hiệp với phương Tây.
Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Reuters
Mới đây, ông Putin cảnh báo lần thứ hai chỉ trong một tuần rằng châu Âu sẽ bị lôi cuốn vào một cuộc xung đột với Nga mà “có thể sẽ không có người chiến thắng” trong trường hợp Ukraine gia nhập NATO và sau đó tìm cách tái chiếm Crimea – khu vực Nga đã sáp nhập năm 2014.
Nhưng trong hội nghị thông tin của Điện Kremlin kết thúc sau 1 giờ sáng hôm nay, ông Putin cũng đề cập đến cuộc đối thoại đang diễn ra, rằng một số đề xuất từ Mỹ và NATO đã được thảo luận, và rằng Nga sẽ làm phần việc của mình để tìm ra những thỏa hiệp phù hợp với tất cả các bên liên quan.
Video đang HOT
Hai nhà phân tích tại Moskva cho rằng Nga vẫn rất coi trọng đàm phán. Andrey Kortunov, người đứng đầu Hội đồng Vấn đề Quốc tế của Nga, cho biết: “Tất nhiên, ông Putin vẫn giữ quan điểm của mình nhưng tôi nghĩ rằng Moskva không có xu hướng leo thang căng thẳng. Bạn có lẽ sẽ không trao đổi với đối thủ trong 7 giờ khi bạn không muốn đối thoại”, đề cập đến cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Pháp.
Nga đã tăng cường lực lượng gần biên giới với Ukraine với những đề nghị cốt lõi mà ông Putin đã nhắc lại ngày 8/2: không mở rộng NATO, không triển khai tên lửa gần biên giới Nga và rút các hoạt động triển khai hiện tại của NATO về giới tuyến như năm 1997.
Ông Putin chỉ trích Mỹ và NATO đã bỏ qua những điều này trong các phản hồi chính thức mà họ gửi cho Moskva vào ngày 26/1, trong đó có những đề xuất và lời sáo rỗng chính trị về một số điểm thứ yếu.
Nhưng phản ứng của Mỹ cho thấy có sự thỏa hiệp với những lo ngại cụ thể của Nga, đề cập rằng Washington sẵn sàng trao đổi về một thỏa thuận có đi có lại liên quan đến việc không triển khai tên lửa và lực lượng chiến đấu ở Ukraine, đồng thời đàm phán cơ chế minh bạch để xác minh rằng Mỹ không đặt tên lửa hành trình Tomahawk tại các cơ sở phòng thủ tên lửa ở Ba Lan và Romania.
Fyodor Lukyanov, Tổng biên tập của tạp chí Russia in Global Affairs, cho rằng nếu Moskva không thể khiến phương Tây cam kết không kết nạp Ukraine, họ có thể tìm kiếm một kết quả cuối cùng tương tự như thỏa thuận hòa bình Minsk năm 2015.
Ông Lukyanov lưu ý có khả năng “sẽ xuất hiện những đường nét của thỏa thuận mới” sau một số dàn xếp, xen lẫn với thông báo về các bước chuẩn bị an toàn mới ở châu Âu cùng với những sáng kiến mà Tổng thống Pháp đã đề xuất cũng như các biện pháp kiểm soát vũ khí mới mà Washington chuẩn bị đề cập.
6 tàu chiến Nga tiến về Biển Đen giữa lúc căng thẳng
Sáu tàu chiến của Nga ngày 8/2 đã từ Địa Trung Hải tiến về Biển Đen để chuẩn bị cho cuộc tập trận hải quân giữa lúc căng thẳng leo thang với phương Tây do vấn đề Ukraine.
Tàu chiến của Nga đi qua eo biển do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát hôm 8/2 (Ảnh: Reuters).
Hãng tin Interfax dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, 3 tàu chiến của Hải quân Nga hôm 8/2 đã băng qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ để tới Biển Đen, trong khi 3 chiếc nữa dự kiến cũng sẽ đi qua khu vực này vào hôm nay 9/2.
Moscow tháng trước thông báo, Hải quân Nga sẽ tiến hành một đợt diễn tập quy mô lớn với sự tham gia của tất cả các hạm đội trong tháng 1 và tháng 2 ở khu vực từ Thái Bình Dương đến Đại tây Dương.
Về lý, Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên của NATO - có thể đóng cửa eo biển không cho phép tàu Nga đi qua nếu Moscow "động binh" với Kiev. Thổ Nhĩ Kỳ có chung đường biên giới với cả Nga và Ukraine. Giới chức nước này từng tuyên bố bất cứ xung đột quân sự nào đều không thể chấp nhận được và cho rằng Moscow động binh với Kiev sẽ là không khôn ngoan.
Các cuộc tập trận diễn ra giữa lúc căng thẳng Nga - phương Tây leo thang. Phương Tây cáo buộc Nga đã triển khai hơn 100.000 binh sĩ và khí tài sát biên giới để chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine. Nga nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Đầu tuần này, trong một nỗ lực nhằm tháo ngòi căng thẳng Nga - Ukraine, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tới cả Moscow và Kiev để hội đàm với nguyên thủ của hai nước. Giới chức Pháp ngày 8/2 cho biết, sau cuộc hội đàm kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ, Tổng thống Macron đã đạt được thỏa thuận với Tổng thống Putin về việc không tiếp tục leo thang khủng hoảng Ukraine. Ông Macron cho biết, ông Putin còn cam kết, Nga sẽ không có "các căn cứ quân sự hoặc sự triển khai quân sự dài hạn" tại Belarus, nơi hàng nghìn binh sĩ Nga đang tập trận.
Tuy nhiên, Điện Kremlin bác bỏ thông tin trên. Điện Kremlin cho biết, việc triển khai lực lượng của Nga ở Belarus là có thời hạn và việc rút quân luôn nằm trong kế hoạch. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh, Mỹ mới có vị thế để đàm phán hạ nhiệt căng thẳng. "Với tình hình hiện tại, Moscow và Paris không thể đạt thỏa thuận. Pháp thuộc Liên minh châu Âu (EU) và là thành viên NATO. Pháp không phải quốc gia dẫn dắt NATO", ông Peskov nói.
Trước đó, truyền thông đưa tin, sau cuộc hội đàm marathon kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ tại Điện Kremlin, ông Putin đã nhất trí với một số đề xuất của ông Macron nhằm hạ nhiệt căng thẳng Nga - Ukraine, song chi tiết các đề xuất đó chưa được tiết lộ. Tại cuộc hội đàm, ông Putin cũng cảnh báo rằng, nếu Ukraine gia nhập NATO, một cuộc xung đột giữa Nga và liên minh này là khó tránh khỏi.
Ông Putin tiết lộ lý do Nga cho sáp nhập bán đảo Crimea Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, sáp nhập bán đảo Crimea không nằm trong kế hoạch của Nga cho đến khi "cuộc đảo chính đẫm máu" xảy ra ở Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Moscow Times). Trong cuộc họp báo cuối năm thường niên diễn ra hôm 23/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trả lời câu hỏi của phóng...