Nga quyết mạnh tay với Big Tech của Mỹ
Facebook, Google và các hãng công nghệ lớn khác của Mỹ phải đối mặt với mức tiền phạt cao hơn ở Nga khi nước này hạn chế quyền truy cập thông tin trực tuyến.
Các công ty công nghệ Mỹ phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng ở Nga
Theo Bloomberg, cơ quan giám sát truyền thông liên bang Roskomnadzor trong một email hôm 20.9 cho biết, các công ty từ chối xóa nội dung bị đánh giá là bất hợp pháp ở Nga có thể sớm phải đối mặt với khoản tiền phạt từ 5% đến 20% doanh thu địa phương hằng năm.
“Đối với một số công ty đã từ chối tuân thủ yêu cầu pháp lý của cơ quan giám sát một cách có hệ thống, vấn đề tiền phạt về doanh thu đang được xem xét để đưa ra trong tương lai gần”, trích email của Roskomnadzor.
Trong năm nay, Nga đã tăng cường sức ép lên các công ty công nghệ nước ngoài. Tuần trước, Apple và Google đã phải xóa bỏ một ứng dụng tên là Smart Voting, được thiết kế để giúp những người biểu tình bỏ phiếu cho các chính trị gia, sau khi nhà chức trách cáo buộc họ can thiệp vào cuộc bầu cử quốc hội. Chính phủ cũng tích cực hành động để hạn chế quyền truy cập thông tin kể từ khi lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny bị bắt vào tháng 1.2021 sau khi ông trở lại Nga.
Nhiều cơ quan truyền thông độc lập ở Nga đã bị gắn thẻ “đại diện nước ngoài” và buộc phải đóng cửa, hoặc phải tuân theo các yêu cầu báo cáo nghiêm ngặt. Mặc dù cuộc bầu cử ở Nga đóng vai trò là chất xúc tác cho việc siết chặt quản lý truyền thông gần đây, nhưng các biện pháp đó trên thực tế là sự tiếp nối của nỗ lực kéo dài nhiều năm nhằm hạn chế quyền truy cập trực tuyến thông tin ở nước này.
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, một loạt luật và quy định đã được áp dụng trong giai đoạn 2018 – 2019 để mở rộng khả năng lọc nội dung internet tự động của chính quyền Nga. Chính phủ yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet phải lắp đặt thiết bị có thể chặn các trang web. Họ cũng tìm cách hạn chế quyền truy cập của công dân vào các mạng riêng ảo, công cụ được sử dụng để vượt qua kiểm duyệt và bảo vệ ẩn danh trực tuyến.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 3.2021 nói trong một bài phát biểu rằng “ xã hội sẽ sụp đổ từ bên trong”, trừ khi internet tuân theo “không chỉ luật lệ chính thức, mà còn cả luật đạo đức của xã hội mà chúng ta đang sống”.
Video đang HOT
Các tòa án Nga trong năm nay liên tục đưa ra án phạt đối với các nền tảng công nghệ nước ngoài vì không gỡ bỏ nội dung. Theo thống kê của Roskomnadzor, Facebook đã bị phạt 66 triệu rúp (khoảng 900.000 USD) trong năm nay, Twitter là 38,4 triệu rúp và Google là 26 triệu rúp. Yêu cầu của Nga về việc xóa nội dung khỏi các trang web của Google cũng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Báo cáo minh bạch của Google cho biết, công ty đã nhận được yêu cầu xóa ít hơn 5.000 nội dung trên các trang web trong năm 2015. Đến năm 2020, con số này tăng vọt lên hơn 340.000.
Không dừng lại ở đó, cả Google và Apple còn bị phạt vì những vi phạm khác. Tháng 4.2021, giới chức Nga yêu cầu Apple phải trả 12 triệu USD trước cáo buộc vi phạm luật độc quyền. Tháng 7.2021, Google nhận được yêu cầu nộp phạt 3 triệu rúp vì từ chối lưu trữ dữ liệu cá nhân của người Nga trên các máy chủ ở nước này.
Được biết, LinkedIn, thuộc sở hữu của Microsoft Corp, bị chặn ở Nga từ năm 2016 sau khi từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng ở trong nước. Roskomnadzor trong tháng này đã chặn quyền truy cập vào sáu nhà cung cấp mạng riêng ảo, bao gồm một số dịch vụ phổ biến nhất thế giới vì cho phép truy cập thông tin và tài nguyên “bị cấm”.
6 dự luật sẽ trở thành 'cơn ác mộng' của Big Tech
Các "ông lớn" công nghệ Mỹ chuẩn bị đối mặt với 6 dự luật ảnh hưởng đến việc kinh doanh của họ.
Big Tech Mỹ sẽ gặp khó với bộ luật mới
Sau 2 năm điều tra và 1 phiên tranh luận kéo dài 30 giờ, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu để thông 6 dự luật gây ảnh hưởng đến Big Tech trong tương lai. Tuy nhiên, một số dự luật cũng vấp phải sự phản đối vì nội dung còn quá mơ hồ, tạo rủi ro cho bảo mật dữ liệu, cũng như có thể gây ra một số hậu quả không mong muốn cho các công ty công nghệ nhỏ hơn...
Bất chấp những lo ngại đó, phần lớn vẫn ủng hộ các dự luật. Điều này có nghĩa là người dân Mỹ sẽ phải chứng kiến nhiều cuộc vận động hành lang rầm rộ từ các công ty Big Tech, nhiều cuộc tranh luận từ các nhà chức trách có liên quan.
Trang Gizmodo điểm qua nội dung 6 dự luật nhắm tới Big Tech:
Đạo luật lựa chọn và cách tân trực tuyến của Mỹ
Dự luật này cấm các công ty lớn ưu tiên sản phẩm của mình trên nền tảng riêng, chèn ép các đối thủ cạnh tranh. Dự luật sẽ nhắm vào Amazon, công ty nhiều lần bị bắt quả tang lén đưa sản phẩm từ 100 thương hiệu thuộc sở hữu của mình lên đầu kết quả tìm kiếm, đồng thời thu thập dữ liệu từ những người bán khác để tạo ra thương hiệu riêng.
Google cũng thường tự ưu tiên sản phẩm trên kết quả tìm kiếm. Chẳng hạn khi người dùng muốn đi du lịch, các quảng cáo từ Google Flights hay Google Hotels sẽ hiện lên đầu tiên. Sau khi dự luật được thông qua, quảng cáo từ các công ty như Expedia hay United Airlines sẽ có cơ hội chiếm sóng.
Các công ty vi phạm sẽ phải trả tiền phạt lên đến 15 - 30% tổng doanh thu ở Mỹ. Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) sẽ lập văn phòng riêng có nhiệm vụ thực thi các luật mới.
Đạo luật cơ hội và cạnh tranh trên nền tảng
Dự luật này cấm những nền tảng có từ 50 triệu người dùng Mỹ trở lên - như Facebook, Google, Apple, Amazon - nắm giữ hơn 1/4 cổ phiếu của đối thủ cạnh tranh, nhằm ngăn những công ty này "nuốt sống" đối thủ. Cụ thể, Facebook đã sao chép, mua lại, chèn ép các ứng dụng cạnh tranh bằng chiến thuật tương tự để duy trì vị thế trên thị trường mạng xã hội. "Gã khổng lồ" mạng xã hội từng bị điều tra chống độc quyền vì mua lại Instagram và WhatsApp.
Đạo luật kết thúc độc quyền nền tảng
Đây là dự luật gây tranh cãi nhất, chỉ được thông qua với tỷ lệ 21-20 sau nhiều giờ tranh luận. Theo dự luật này, Amazon có thể phải ngừng kinh doanh các thương hiệu riêng trên nền tảng, Apple sẽ không được cài sẵn các ứng dụng của mình trên thiết bị và phải thay đổi mảng kinh doanh trên App Store.
Tranh cãi bắt đầu khi nhiều chuyên gia pháp lý lập luận dự luật sẽ ngăn các "gã khổng lồ" công nghệ cạnh tranh với nhau và người tiêu dùng sẽ không có lợi. Ví dụ, Apple không thể phát triển công cụ tìm kiếm để cạnh tranh với Google, Google sẽ phải bán YouTube nên không thể "so kè" cùng Netflix.
Vài người cho rằng dự luật hiện tại còn quá bao quát, chưa có hướng dẫn cụ thể. Dự luật có yêu cầu Apple "khai tử" App Store và các phần mềm iOS? Liệu những sản phẩm phần cứng của Apple như Apple Watch có được tính vào đây? Không có phân loại rõ ràng, FTC sẽ loay hoay khi đưa luật vào thực thi.
Đạo luật tăng cường khả năng tương thích và cạnh tranh bằng cách cho phép chuyển đổi dịch vụ
Mục tiêu chính của dự luật này là giúp người sử dụng các nền tảng như Facebook và YouTube được minh bạch kiểm soát dữ liệu cá nhân. Theo đó, họ có thể ngưng sử dụng một nền tảng nhưng vẫn có thể trò chuyện, check-in với bạn bè và người thân đang dùng nền tảng đó. Họ được quyền yêu cầu công ty chuyển dữ liệu của mình sang nền tảng khác.
Ví dụ, bạn có thể từ bỏ Facebook nhưng vẫn liên lạc với người nhà qua Messenger mà không cần kích hoạt lại tài khoản. Dẫu thế, đạo luật này vẫn còn nhiều lỗ hổng. Nó tạo ra nhiều rủi ro mới khi luồng dữ liệu được chuyển giao giữa các công ty, cho phép họ lợi dụng kẽ hở trong luật để khai thác dữ liệu người dùng nhiều hơn. Đối với trường hợp nêu trên, Facebook có thể tiếp tục thu thập thông tin cá nhân của người dùng trên Messenger, ngay cả khi người đó đã đóng băng tài khoản.
Đạo luật về địa điểm thực thi chống độc quyền tại tiểu bang
Được tạo ra nhằm ngăn chặn các "ông lớn" công nghệ chuyển thủ tục chống độc quyền sang các tòa án ưu ái hơn với các tập đoàn, làm tăng chi phí kiện tụng. Ví dụ, Google từng cố gắng đưa vụ kiện với bộ trưởng tư pháp bang Texas về "sân nhà" California để khiến vụ án chậm đưa ra xét xử hơn. Nếu dự luật được thông qua, Google sẽ không thể làm điều này.
Đạo luật nộp phí sáp nhập đổi mới
Theo dự luật này, Bộ Tư pháp Mỹ (DoJ) và FTC sẽ được cấp 670 triệu USD để điều hành các bộ phận chống độc quyền. Dự luật cũng yêu cầu các công ty Big Tech phải trả phí nhiều hơn để thực hiện các giao dịch lớn như sáp nhập.
Chẳng hạn, nếu hai tập đoàn lớn thực hiện giao dịch trị giá 920 triệu USD, họ phải trả 280.000 USD cho FTC. Chi phí nộp cho FTC có thể ở mức 400.000 USD nếu giao dịch trong khoảng 1 - 2 tỉ USD, 800.000 USD cho giao dịch từ 2 - 5 tỉ USD, và 2, 25 triệu USD đối với giao dịch trên 5 tỉ USD.
Nga tiến gần đến quy định buộc Big Tech mở văn phòng trong nước Các nhà lập pháp Nga hôm 17/6 thông qua dự luật yêu cầu những hãng công nghệ Mỹ lớn mở văn phòng tại đây trước tháng 1/2022 nếu không muốn bị trừng phạt. Vài tháng gần đây, Nga bắt đầu siết quản lý các hãng công nghệ lớn của Mỹ, trong đó có việc làm chậm truy cập Twitter từ tháng 3 vì...