Nga quyết kiện Ukraine: Kịch bản vỡ nợ của Kiev
Nếu Ukraine không trả nợ thì tòa có quyền tuyên bố Ukraine vỡ nợ và phía Nga có quyền phong tỏa các tài sản, hàng hóa, tài khoản của Kiev.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế, Khoa Tài chính Quốc tế (Học viện tài chính) trao đổi về vụ Nga kiện đòi Ukraine 3 tỷ USD ra tòa án quốc tế.
PV: – Bộ Tài chính Nga vừa chính thức đệ đơn lên Tòa án Tối cao London (Anh) kiện Ukraine đã không trả khoản nợ 3 tỷ USD cho Moscow. Đơn kiện yêu cầu Ukraine thanh toán 3 tỷ USD trái phiếu mà Nga đã mua của Ukraine từ năm 2013 và bồi thường các án phí cho Nga. Điều đáng nói, Nga đệ đơn kiện sau nhiều lần kêu gọi Ukraine đối thoại xây dựng để tái cơ cấu nợ, cũng như công nhận đây là nợ quốc gia, đồng nghĩa với các điều kiện tái cơ cấu cho Nga phải tốt hơn so với chủ nợ tư nhân, song lời kêu gọi đã không được Kiev đáp ứng.
Ông đánh giá như thế nào về động thái này của Nga? Liệu có phải do kinh tế Nga đang gặp khủng hoảng do giá dầu hạ, việc đòi một khoản nợ lớn sẽ giúp cho nước này cân đối thu chi?
Nga quyết đòi khoản nợ 3 tỷ USD của Ukraine
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: – Vấn đề này liên quan đến vay và nợ quốc tế. Có hai loại vay quốc tế: vay chính phủ và vay thương mại. Nếu là vay thương mại, người ta sẽ giải quyết theo cách thức của Câu lạc bộ London, các ngân hàng thương mại và các chủ cho vay thương mại có thể họp nhau lại để xử lý.
Nếu là vay chính phủ thì nó sẽ được giải quyết bởi hai chính phủ với nhau và theo các cách thức của Câu lạc bộ Paris.
Video đang HOT
Ở đây, khoản nợ 3 tỷ USD là số tiền Nga dùng để mua trái phiếu của chính phủ Ukraine từ năm 2013 và nó là khoản vay giữa chính phủ với chính phủ. Do vậy, các chính phủ phải có trách nhiệm thanh toán với nhau khi đến hạn và đã là vay chính phủ thì nó sẽ được chuyển tiếp từ chính phủ này sang chính phủ khác, nghĩa là khoản nợ ở đây là nợ quốc gia, khi hết hạn thì phải thanh toán nợ.
Khoản nợ giữa Nga với Ukraine đã hết hạn từ ngày 20/12/2015 và đã được Nga nhắc trước để Ukraine có biện pháp trả nợ. Tuy nhiên, Ukraine “đánh lận con đen” cho rằng đây là khoản vay bình thường nên họ hoàn toàn có thể sử dụng các kết quả trong đàm phán giữa các nước phương Tây và IMF về cách giải quyết các khoản nợ thương mại để buộc phía Nga phải tuân thủ các quyết định của khoản vay thương mại.
Điều đó là không đúng bởi đây là khoản vay được quốc tế, ngay cả IMF thừa nhận là khoản vay chính phủ, phía Nga đòi Ukraine trả nợ là việc làm đúng đắn.
Người Nga đã có rất nhiều nhân nhượng, họ cảnh báo trước nhiều lần cũng như đề nghị đàm phán để có thể có được các quyền lợi tốt hơn cho Ukraine, ngay cả Tổng thống Nga Putin cũng tuyên bố sẵn sàng tái cơ cấu nợ cho Ukraine bằng cách cho Ukraine trả dần khoản nợ trong 3 năm, mỗi năm trả 1 tỷ USD. Nhưng Ukraine cậy thế của Mỹ và các đàm phán về vay nợ thương mại của IMF và một số đối tác phương Tây để ép Nga. Điều đó cho thấy họ không hiểu biết gì về các khoản vay nợ quốc tế. Do đó, Nga hoàn toàn có quyền kiện ra các tòa án kinh tế quốc tế để đòi khoản nợ này theo đúng các hiệp định đã ký kết giữa Nhà nước Nga với các nhà nước khác cũng như giữa các chính phủ với nhau.
Nếu xét xử một cách công bằng và thỏa đáng, Ukraine hoàn toàn sai và phải chịu trả nợ, lãi và án phí cho phía Nga. Số tiền 3 tỷ USD là khá lớn, đặc biệt trong bối cảnh Nga đang gặp khó khăn như hiện nay nhưng dự trữ ngoại tệ của Nga rất lớn và so với nó, số tiền kia không là gì cả đối với nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, về nguyên tắc và luật pháp quốc tế, nợ đến hạn thì phải trả, nếu không trả thì bên vay phải có lời nói hay cách thức, hiệp định tái cơ cấu lại khoản nợ đó hay vay nợ mới trả nợ cũ…
Ở đây Ukraine khăng khăng không làm những việc đó nên nước Nga đường cùng phải đòi, họ không thể để mất 3 tỷ USD và họ đòi bằng cách đưa ra tòa án kinh tế quốc tế để xử lý một cách hợp lý khoản nợ đó. Đó là quyền chính đáng của chính phủ Nga cũng như bất kỳ chính phủ nào cho một chính phủ khác vay tiền.
Ngoài ra, trong điều kiện xảy ra đảo chính cũng như sự phân tán của lòng người trong nước, việc hợp lực để phát triển kinh tế Ukraine gặp khó khăn. Những lý do đó làm cho kinh tế Ukraine thời gian qua rối ren và sụt giảm nghiêm trọng. Vì thế, ngay bản thân người dân Ukraine cũng thấy cuộc sống đi xuống rất nhiều so với thời Yanukovych và các nhà tài trợ phương Tây thấy số tiền họ bỏ ra đang bị lợi dụng, chia chác nên họ đòi hỏi Ukraine phải cải tổ, kể cả về thể chế, quản trị hành chính, kinh tế… Họ yêu cầu các khoản tiền tài trợ phải đến được các vị trí cần thiết để khôi phục, phát triển kinh tế chứ không phải ném vào chiến tranh. Họ đòi hỏi Ukraine phải đổi mới, cải cách toàn diện thể chế, quản trị, từ đó làm đồng tiền của họ phát huy được hiệu quả, tránh tham nhũng, lợi ích nhóm.
Đây là điều rất khó giải quyết vì Ukraine không phải là thể chế thống nhất mà chia năm bè bảy cánh, khi có một chính phủ được dựng lên thì nó có sự đan xen lợi ích giữa các phe nhóm. Cái gọi là tham nhũng, không hiệu quả trong quản lý đương nhiên còn tồn tại dài dài vì đây là lợi ích nhóm giữa các phe nhóm cầm quyền.
PV: – Theo quan điểm cá nhân của ông, mục đích Nga theo đuổi vụ kiện này là gì, để đòi nợ khoản tiền trên hay để nhắc nhở Ukraine, Mỹ và cả phương Tây về ảnh hưởng của nước này tới tương lai Ukraine?
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: – Nó có thể có cả hai mục đích trên nhưng chủ yếu là người Nga muốn đòi lại khoản nợ đó vì rõ ràng một quốc gia nào khi đã cho vay thì phải đòi nợ và con nợ kiên quyết không trả thì buộc lòng họ phải đưa ra tòa án để xử lý.
Thành Luân
Theo BaoDatViet
Mỹ từ chối bảo lãnh, Ukraine trước nguy cơ vỡ nợ
Một tin không vui cho Kiev: Mỹ đã từ chối bảo lãnh khoản tiền 3 tỉ USD mà Ukraine đang nợ Nga, báo Sự thật Komsomol ngày 5.12 cho biết.
Nền kinh tế Ukraine sẽ lâm nguy nếu không tìm được biện pháp trả nợ nước ngoài sắp đến hạn - Ảnh: Reuters
Cách đây không lâu, Kiev đã tổ chức một cuộc đàm phán với các chủ nợ quốc tế về cơ cấu lại nợ của Ukraine và chuyển số nợ 3 tỉ USD của chính phủ sang phương thức trả bằng hàng hóa. Tuy nhiên, nỗ lực thuyết phục Nga đã không thành công, tất cả các chủ nợ và ngay cả Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nắm quyền tài phán đều khẳng định các khoản nợ của Ukraine mang tính chất nợ nhà nước.
Sau đó, IMF và chính quyền Mỹ đã đề nghị các chủ nợ không thúc ép Ukraine quá mức mà nên cảm thông, tiến hành tái cơ cấu nợ. Nga đã bày tỏ thiện chí bằng cách thuận tình cho hoãn nợ 3 năm, mỗi năm trả 1/3 tổng nợ, bắt đầu từ năm 2016, nhưng phải có sự bảo lãnh của Mỹ, EU hoặc các cơ quan quốc tế có trách nhiệm, chẳng hạn IMF. Các chuyên gia nhận xét rằng Nga đã cung cấp những điều kiện tốt hơn so với yêu cầu của IMF.
"Vào ngày 5.12, chúng tôi được chính phủ Mỹ chính thức thông báo về việc từ chối bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của Ukraine. Như vậy, chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc nộp đơn kiện Ukraine không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của người vay. Đơn kiện sẽ được nộp vào ngày 20.12 năm nay, và như vậy có nghĩa là Ukraine mặc nhiên trở thành quốc gia vỡ nợ", Bộ Tài chính Nga cho biết.
Nhưng đó chưa phải là tất cả những rắc rối mà Kiev có thể gặp phải trong vài tuần tới. Hiện nay có nguy cơ Ukraine không thể nhận được đợt giải ngân tiếp theo từ IMF vì cho đến nay quốc gia này vẫn chưa thông qua ngân sách nhà nước năm 2016, và các số liệu trong ngân sách phải đáp ứng được các thông số của chương trình cho vay mà IMF áp dụng. Ngân sách 2016 của Ukraine chưa được thông qua vì thiếu dự án đồng thuận cải cách thuế và các biện pháp tái cơ cấu tài chính cần thiết.
Đợt giải ngân mới của IMF cho Ukraine vay vào lúc này hầu như là nguồn duy nhất để thanh toán khẩn cấp cho Nga một số khoản nợ. Nếu IMF từ chối thì hệ thống tài chính của Ukraine sẽ sụp đổ và gây ra "hiệu ứng domino" trên khắp nền kinh tế vốn đã trở nên yếu ớt của Ukraine.
Bộ Tài chính Nga khẳng định, Nga đã chuẩn bị sẵn sàng tất cả các chứng từ tài liệu cần thiết để nộp lên tòa án quốc tế.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Ukraine có thể vỡ nợ vào tháng 7 Bộ trưởng Tài chính Ukraine Natalie Jaresko không loại trừ khả năng nước này không thể thanh toán món nợ đáo hạn vào ngày 24.7 tới đây và vỡ nợ. Bộ trưởng Tài chính Ukraine Natalie Jaresko - Ảnh: AFP Russia Today hôm 25.6 đưa tin ngày 24.7 là hạn mà Ukraine phải chi trả khoản nợ 120 triệu USD. Trên lý thuyết,...