Hơn 2.200 binh sĩ Kiev thiệt mạng tại miền đông Ukraine
Tờ Tân Hoa Xã trích lời tổng thống Ukraine Petro Poroshenko rằng có ít nhất 2.269 binh sĩ chính phủ đã thiệt mạng kể từ khi cuộc xung đột ở miền đông Ukraine nổ ra gần hai năm trước.
Trong số những người thiệt mạng, có 21 người dưới 18 tuổi và 650 quân nhân trong độ tuổi từ 18 đến 25, tổng thống nói trong một cuộc đối thoại với sinh viên Học viện quân sự Kiev Military Lyceum.
Tổng cộng có 121.000 quân nhân người Ukraine tham gia vào các cuộc xung đột chống lại quân nổi dậy đòi độc lập ở các vùng Lugansk và Donetsk, Poroshenko nói.
Có ít nhất 2.269 binh sĩ chính phủ đã thiệt mạng kể từ khi cuộc xung đột ở miền đông Ukraine nổ ra gần hai năm trước.
Các cuộc xung đột đẫm máu đã hoành hành ở vùng phía đông của Ukraine kể từ tháng 4-2014, khi quân đội chính phủ khởi động cuộc tấn công chống lại quân nổi dậy giành lại, nhằm giành quyền kiểm soát đối với các thành phố và thị trấn đang bị trấn giữ. Kể từ đó, hơn 9.000 người, bao gồm cả các binh lính và dân thường, đã thiệt mạng và khoảng 20.000 người khác bị thương nặng. Trong những tháng gần đây, xung đột đã giảm đáng kể sau khi các phe lâm chiến đã tuyên bố ngừng bắn toàn diện tại các khu vực xung đột vào tháng 5-2015.
Video đang HOT
Mai Khanh
Theo_PLO
Tổng thống Ukraine quyết một trận sinh tử với kẻ thù
Tổng thống Petro Poroshenko hôm qua (14/1) đã tuyên bố rằng, ông này quyết giành lại khu vực miền đông Ukraine trước cuối năm nay đồng thời tìm cách lấy lại bán đảo Crimea từ tay Nga.
Tổng thống Poroshenko
Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết, ông muốn Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) giúp đảm bảo việc Nga phải trả lại bán đảo Crimea cho Kiev cũng như thề sẽ giành lại khu vực miền đông Ukraine trong năm nay.
Tuyên bố đầy cứng rắn trên được Tổng thống Poroshenko đưa ra trong bối cảnh ông này đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng của dân chúng Ukraine đòi phải sớm chấm dứt cuộc nội chiến ác liệt kéo dài 20 tháng qua ở miền đông Ukraine đồng thời chống lại việc Moscow sáp nhập bán đảo Crimea ở Biển Đen.
Ông Poroshenko cho biết rất ít thông tin về việc làm thế nào để ông này có thể lấy lại bán đảo Crimea từ tay của Nga.
Phát biểu tại một cuộc họp báo đề cập đến rất nhiều vấn đề, Tổng thống Poroshenko cho hay, Kiev có ý định khởi động "một tiến trình quốc tế" nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực miền đông Ukraine. "Cuộc chiến giành lại bán đảo Crimea vẫn là một ưu tiên", Nhà lãnh đạo 50 tuổi nói thêm.
"Tôi tin tưởng hoàn toàn rằng cách tốt nhất để khởi động tiến trình nói trên là theo hình thức Geneva , theo đó sẽ có sự tham dự của các đối tác Mỹ, EU và có thể là những nước tham gia ký Biên bản ghi nhớ Budapest", ông Poroshenko cho hay.
Biên bản ghi nhớ Budapest năm 1994 bảo đảm với Ukraine về sự bảo vệ của Nga và phương Tây đối với nước này trước những cuộc xâm lược của nước ngoài. Đổi lại, Ukraine phải từ bỏ kho vũ khí hạt nhân thời Xô-biết và tham gia vào HIệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT).
Về mục tiêu giành lại quyền kiểm soát khu vực miền đông Ukraine trước cuối năm nay, Tổng thống Poroshenko có vẻ như đã quá tự tin bởi mục tiêu của ông không hề dễ đạt được.
Người miền đông Ukraine vẫn còn rất nhạy cảm trước cách hành xử của Kiev đối với họ trong thời gian vừa qua. Phần lớn người dân miền đông Ukraine tin rằng, họ sẽ không được đối xử công bằng khi trở lại vòng tay của Kiev. Tâm lý trên xuất phát từ việc, ngay khi vừa lật đổ cựu Tổng thống Yanukovych và lên cầm quyền, chính quyền mới ở Kiev đã có những bước đi thể hiện sự phân biệt đối xử với người gốc Nga, nói tiếng Nga vốn chiếm đa số ở các khu vực miền đông nam Ukraine.
Không chỉ có những phát biểu mang đầy tính chủ nghĩa dân tộc, bài Nga mà Kiev còn đưa ra những chính sách, quyết định thể hiện sự phân biệt đối xử với người gốc Nga, nói tiếng Nga. Điển hình nhất là việc chính quyền Kiev tuyên bố sẽ cấm sử dụng tiếng Nga làm ngôn ngữ chính thức ở Ukraine. Tiếng Nga vốn là một trong những ngôn ngữ chính thức của người dân ở miền đông nam Ukraine. Thậm chí, nhiều người chỉ biết và chỉ nói một thứ ngôn ngữ duy nhất là tiếng Nga. Việc cấm ngôn ngữ Nga rõ ràng là hành động xúc phạm những người dân này và khiến họ cảm thấy mình bị đẩy xuống vị trí công dân hạng hai ở đất nước Ukraine.
Tiếp đó, Kiev lại thẳng thừng theo đuổi quyết liệt chính sách quân sự đàn áp mạnh tay những người biểu tình ở miền đông Ukraine. Rõ ràng, người miền đông cảm thấy không an toàn, không yên tâm với một chính quyền thẳng tay bắn vào họ.
Một vài lý do trên đủ để khiến các khu vực miền đông Ukraine mất niềm tin trầm trọng ở Kiev và cảm thấy không an toàn, không được đảm bảo về lợi ích khi trở về dưới sự quản lý, kiểm soát của Kiev. Trong bối cảnh này, ông Poroshenko có thể sẽ vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ khi tìm cách giành lại khu vực miền đông Ukraine.
Về mục tiêu thứ hai là lấy lại bán đảo Crimea, đây có vẻ như là nhiệm vụ "còn bất khả thi hơn nữa" bởi Tổng thống Putin đã nhiều lần tuyên bố một cách cứng rắn rằng Nga sẽ bao giờ để Crimea trở lại với Ukraine.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Tổng thống Poroshenko muốn EU và Mỹ hỗ trợ lấy lại Crimea Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko ngày 14.1 cho biết ông muốn EU và Mỹ hỗ trợ Ukraine lấy lại Crimea từ Nga, và trong năm 2016 Ukraine sẽ tái kiểm soát miền đông đang do phe ly khai kiểm soát. Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko muốn EU và Mỹ hỗ trợ Ukraine lấy lại Crimea - Ảnh: Reuters Tổng thống Poroshenko đưa ra...