Nga quan ngại về lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO
Sáng 3/5 tại Mátxcơva đã khai mạc Hội nghị quốc tế về các vấn đề phòng thủ tên lửa do Bộ Quốc phòng Nga chủ trì, với sự tham gia của hơn 200 chính khách nổi tiếng và chuyên gia quân sự thuộc hơn 50 nước trên thế giới.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Trong hai ngày diễn ra Hội nghị, các đại biểu sẽ thảo luận ảnh hưởng và những hậu quả có thể mà kế hoạch xây dựng Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ( NMD) và của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO-AMD) có thể mang lại, đồng thời bàn triển vọng hình thành không gian an ninh mới.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdiukov tuyên bố cuộc đàm phán giữa Nga với Mỹ và NATO về NMD và AMD đã đi vào ngõ cụt, mặc dù Washington, Brussels và Mátxcơva cuối năm 2010 đã thỏa thuận sẽ hợp tác trong lĩnh vực này.
Nguyên nhân chính gây bế tắc là do Mỹ và NATO không chịu đưa ra bảo đảm pháp lý về việc NMD hoặc AMD không nhằm vào lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga.
Việc Washington có ý định công bố về hoàn thành giai đoạn tác chiến đầu tiên của AMD tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào ngày 20/5 tới tại Chicago (Mỹ) cho thấy Mỹ và NATO rắp tâm phát triển “ lá chắn tên lửa” mà không tính đến những lo ngại và lợi ích chính đáng của Nga.
Video đang HOT
Nếu không đạt được thỏa thuận với Mỹ và NATO về hợp tác nhằm đối phó với các nguy cơ và thách thức mới, Nga sẽ buộc phải áp dụng các biện pháp quân sự-kỹ thuật tương xứng.
Tuy nhiên, Nga sẵn sàng đối thoại công khai và hy vọng Nga và Mỹ cùng NATO còn có thể tiếp tục thảo luận về NMD cũng như AMD trên cơ sở đối tác bình đẳng.
Tại Hội nghị, Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Đại tướng Nikolai Makarov nêu rõ Nga trước sau như một giữ vững lập trường về nguyên tắc an ninh cân bằng và không thể tách rời trong lĩnh vực “lá chắn tên lửa” cũng như trong lĩnh vực an ninh khu vực và toàn cầu.
Mátxcơva cho rằng trong vấn đề liên quan đến NMD, vũ khí tiến công chiến lược và vũ khí phòng thủ chiến lược liên quan mật thiết với nhau. Mỹ đã thổi phồng về mối đe dọa tên lửa của Iran và Triều Tiên để triển khai kế hoạch thiết lập NMD.
Vào những năm tới, các tên lửa phòng thủ của Mỹ hoàn toàn có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo Nga. Vì vậy Mỹ và NATO không được bố trí NMD và AMD sát biên giới Nga. Đây là một thực tế mà Nga cần tính đến trong sứ mệnh duy trì cán cân lực lượng và sự ổn định chiến lược trên thế giới.
Tuy nhiên, Mátxcơva không có ý định bố trí các tên lửa phòng thủ của mình bên ngoài lãnh thổ Nga.
Trong khi đó, Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolai Patrushev nhấn mạnh quan hệ Nga-NATO là yếu tố cơ bản trong cơ cấu an ninh châu Âu.
Không ai bác bỏ quyền của NATO về thực thi các biện pháp chống trả nguy cơ tên lửa. Tuy vậy, điều mà Nga trước sau như một yêu cầu là phải có bảo đảm pháp lý rằng trong tương lai, NMD và AMD sẽ không nhằm vào lực lượng răn đe hạt nhân của Liên bang Nga./.
Theo TTXVN
"Iran sẵn sàng đối phó lá chắn tên lửa Mỹ ở vùng Vịnh"
Một tư lệnh quân đội Iran tuyên bố kế hoạch thiết lập hệ thống tên lửa của Mỹ ở Vịnh Persian không khiến Iran lo ngại bởi quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này đã có đầy đủ các biện pháp cần thiết để đối phó.
Thiếu tướng Amir-Ali Hajizadeh
PressTV dẫn lời Thiếu tướng Amir-Ali Hajizadeh - Tư lệnh Sư đoàn Không gian Vũ trụ thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) hôm 9-4 cho hay: "Người Mỹ từ lâu đã có kế hoạch cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa cho chế độ Người theo chủ nghĩa phục quốc Do thái (của Israel).
Ông cũng cho biết thêm rằng Iran không lo ngại về tham vọng này của Mỹ nhưng lại rất tiếc về việc nguồn tài chính của các quốc gia trong khu vực đang chảy nhầm về hướng Israel.
"Mỹ và Israel tìm cách thiết lập an ninh cho Tel-Aviv với nguồn tiền từ các quốc gia Ả Rập", ông Hajizadeh phân tích.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi khẳng định Tehran sẽ không chấp nhận bất kỳ điều kiện tiên quyết nào về đàm phán hạt nhân giữa Iran và nhóm P5 1 (gồm 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Đức), dự kiến diễn ra tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 14-4 tới.
Truyền hình Iran dẫn phát biểu của ông Salehi khẳng định không một bên nào chấp nhận áp đặt điều kiện trước đàm phán.
Nguyên văn lời phát biểu của ông Salehi trên Đài PressTV như sau: "Đặt điều kiện tiên quyết cho cuộc họp không khác nào đưa ra kết luận trước khi đàm phán. Điều này hoàn toàn vô nghĩa. Sẽ không có bên nào chấp thuận đặt điều kiện trước cho một đàm phán", ông Salehi khẳng định.
Trước đó Tờ New York Times của Mỹ đưa tin Mỹ và các đồng minh châu Âu đã lên kế hoạch yêu cầu Iran lập tức đóng cửa và dỡ bỏ hoàn toàn cơ sở hạt nhân ngầm Fordo ở thành phố Qom. Ngoài ra, các nước này cũng muốn Tehran phải ngừng hoạt động làm giàu urani cấp độ cao và vận chuyển toàn bộ thanh nhiên liệu đã được làm giàu ra khỏi lãnh thổ Iran.
Đáp lại, Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) Fereidoon Abbasi tuyên bố nước này sẽ không ngừng làm giàu urani cấp độ cao và sẽ không đóng cửa cơ sở hạt nhân Fordo.
Theo lời ông Abbasi, không lý do nào có thể biện minh cho các yêu sách của Nhóm P5 1 (gồm năm nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và Đức) đòi Iran ngừng làm giàu urani đến cấp độ 20%.
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng: "Chúng tôi sẽ không không làm giàu số lượng urani cấp độ 20% vượt quá nhu cầu của mình vì chi phí sản xuất không hề nhỏ. Chúng tôi sẽ sản xuất đủ lượng urani mức độ tinh khiết 20% để đáp ứng nhu cầu của lò nghiên cứu ở Tehran và các lò phản ứng mà chúng tôi sẽ xây dựng trong tương lai".
Theo NLD
Iran cảnh báo các nước Ảrập về lá chắn tên lửa Mỹ Ngày 4/4, Iran chính thức đánh tiếng khuyên các nước láng giềng Ảrập không nên phê chuẩn dự án lá chắn tên lửa mà Mỹ đang có ý định triển khai ở vịnh Pécxích, cho rằng hệ thống lá chắn này sẽ tác động xấu tới an ninh khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Ahmad Vahidi, tại một cuộc trả...