Nga phê duyệt tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm từ 12-17 tuổi
Ngày 20/12, Bộ trưởng Y tế Liên bang Nga Mikhail Murashko đã phê duyêt kế hoạch tiêm phòng COVID-19 cho thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi, dựa trên cơ sở tự nguyện.
Một trong những người đầu tiên tham gia nghiên cứu vaccine COVID-19 trên nền tảng Sputnik V dành cho thanh thiếu niên. Ảnh minh họa: Sputnik
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Bộ Y tế Nga nêu rõ: “Để phòng chống lây lan virus SARS-CoV-2, ưu tiên cấp độ 3 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi”. Thông báo cũng lưu ý rằng việc tiêm chủng được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và phải có đơn đề nghị của cha hoặc mẹ đối tượng được tiêm.
Theo thống kê trên trang ourworldindata.org, tính đến 20/12, tỷ lệ tiêm phòng tại Nga tương đối thấp khi chỉ có 43,58% người dân tại nước này đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, Bộ Y tế Brazil cùng ngày cho biết những người suy giảm miễn dịch tại nước này có thể được tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ tư ít nhất 4 tháng sau khi hoàn tất mũi tiêm thứ ba.
Video đang HOT
Thông báo nêu rõ mũi vaccine thứ tư đặc biệt quan trọng đối với những người suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, chẳng hạn như người nhiễm HIV hoặc bệnh nhân ung thư đang được điều trị tích cực bằng xạ trị hay hóa trị. Ngoài ra, Bộ Y tế Brazil cũng có kế hoạch rút ngắn khoảng cách tiêm giữa mũi thứ hai và thứ ba từ 5 tháng xuống 4 tháng.
Trong khi đó, Chính phủ Brazil thông báo tài trợ 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho các quốc gia dễ bị tổn thương, thông qua cơ chế COVAX do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều phối. Bộ Y tế của quốc gia Nam Mỹ này khẳng định khoản quyên góp này “sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19″ của người dân nước này.
Kể từ khi Brazil phát động chiến dịch tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 từ tháng 1/2021 đến nay, khoảng 70% dân số nước này đã được tiêm ít nhất hai mũi vaccine.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Peru Hernando Cevallos thông báo ngành y tế nước này dự định rút ngắn khoảng cách giữa liều vaccine thứ hai và thứ ba từ 5 tháng xuống còn 3 tháng, nhằm ngăn chặn đợt bùng phát dịch mới sau khi Peru tính đến nay đã ghi nhận 12 ca nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.
Cùng với đó, Chính phủ Peru sẽ giới hạn công suất công cộng tại các trung tâm mua sắm xuống còn 60% từ mức 80% đưa ra trước đó, đồng thời kéo dài thời gian giới nghiêm thêm hai giờ trong dịp Giáng sinh và Năm mới.
* Tại châu Phi, Bộ trưởng Y tế Cameroon Manaouda Malachie ngày 20/12 cho biết nước này đã bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm phòng COVID-19 trước thềm giải Cúp bóng đá châu Phi (AFCON) do Cameroon đăng cai vào tháng 1/2022.
Bộ trưởng Malachie nêu rõ chiến dịch tiêm phòng cho tất cả người dân từ 18 tuổi trở lên nhằm phòng chống nguy cơ lây lan dịch bệnh cũng như giúp người dân có thể đáp ứng các yêu cầu về “giấy thông hành y tế” do Chính phủ và Liên đoàn bóng đá châu Phi thông qua. Hoạt động tiêm chủng sẽ được thực hiện tại các các cơ sở y tế được phê duyệt cùng các địa điểm công cộng như chợ, nhà thờ…
Bộ trưởng Malachie cho biết thêm hiện nước này có sẵn khoảng 2 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 và khoảng 2,5 triệu bộ xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2.
Nga dự kiến thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị COVID-19 vào nửa cuối năm 2022
Nga dự kiến sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng loại thuốc có thể kiểm soát khả năng nhân lên của virus SARS-CoV-2 vào nửa cuối năm 2022.
Ông Alexander Gintsburg, người đứng đầu trung tâm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia về dịch tễ học và vi sinh vật Gamaleya cho biết như trên ngày 19/12.
Phát biểu với kênh truyền hình Rossiya 1 của Nga, ông Gintsburf cho biết: "Tôi nghĩ việc thử nghiệm lâm sàng sẽ bắt đầu vào nửa cuối năm 2022. Đây là hợp chất phân tử có đặc tính ức chế khả năng nhân lên của virus trong cơ thể người bệnh, kể cả những người đang trong giai đoạn bệnh nặng. Đây rõ ràng là loại thuốc cần thiết, đặc biệt đối với những bệnh nhân chưa tiêm vaccine".
Chuyên gia y tế này cũng cho biết loại thuốc chữa COVID-19 thứ ba của Nga có tên gọi Ftortiazinon có khả năng ngăn ngừa biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân COVID-19. Hiện loại thuốc này đang được thử nghiệm giai đoạn hai.
Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Liên quan đến vaccine Sputnik V ngừa COVID-19, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 19/12 bày tỏ tin tưởng rằng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ sớm cấp phép cho loại vaccine này trong vài tháng tới, và Nga sẽ cố thúc đẩy châu Âu thông qua loại vaccine này.
Ông Peskov nhấn mạnh, việc Sputnik V chưa được cấp phép là do những khác biệt về yêu cầu thủ tục giấy tờ, dẫn đến khó khăn trong việc nộp các số liệu cần thiết cho việc cấp phép. Ông khẳng định sẽ phải mất một thời gian để các bên dung hòa các yêu cầu này.
Nga phát triển vaccine Sputnik theo nhiều hướng khác nhau Phóng viên TTXVN tại Nga mới đây đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Sinh học Denis Logunov - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya về vaccine ngừa COVID-19. Ông Denis Logunov, Tiến sĩ Sinh học, Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch tễ và Vi sinh...