Nga phát triển chiến đấu cơ “khủng” thế hệ thứ 6
Phòng thiết kế của hãng máy bay Sukhoi của Nga vừa “trình làng” bản dự thảo đầu tiên của dự án phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 6. Đó là thông tin vừa được Phó Thủ tướng Nga – ông Dmitry Rogozin đưa ra hôm qua (2/3).
“Tôi muốn nhắc tới mẫu thiết kế cho tiêm kích thế hệ 6 của Sukhoi, cả về những hệ thống máy bay tới vũ khí nó sử dụng” Phó Thủ tướng Rogozin cho biết, nhưng khẳng định rằng: “Tất nhiên, điều chúng tôi đang làm chỉ là kế hoạch và chủ yếu công việc vẫn là dành cho máy bay thế hệ 5, tuy nhiên, những nhà phát triển muốn tìm hiểu xem đâu là điều đúng đắn để thực hiện trong tương lai”.
Ông còn tiết lộ thêm rằng, hệ thống điện tử và vũ khí sẽ là vấn đề ưu tiên trong quá trình phát triển.
Trong khi đó, Tư lệnh Lực lượng Phòng không Vũ trụ Nga – ông Viktor Bondarev hôm qua cũng nói với cánh báo giới rằng, chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 sẽ được phát triển theo cả 2 phiên bản có người lái và không người lái.
“Chiến đấu cơ này sẽ được phát triển theo cả hai phiên bản”, ông Bondarev cho biết khi trả lời cầu hỏi của hãng tin TASS.
“Nếu chúng ta dừng lại, chúng ta sẽ dừng lại mãi mãi. Bởi vậy, công tác phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 và có thể là thứ 7 vẫn đang tiếp tục được triển khai”, ông nói thêm.
Năm 2014, Tập đoàn Máy bay Thống nhất của Nga cho biết, chiến đấu cơ đầu tiên của thế hệ mới này sẽ được phát triển vào nửa cuối những năm 2020, tuy nhiên, thời gian này đã rút ngắn lại khi đại diện Bộ Quốc phòng Nga mới đây cho biết, họ sẽ sản xuất hàng loạt và biên chế mẫu máy bay này vào năm 2017.
Hiện Nga đang tiến hành thử nghiệm mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 – PAK FA hay còn gọi là T-50.
Video đang HOT
Chiến đấu cơ này đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2010. Các đợt thử nghiệm cấp quốc gia của dòng chiến đấu cơ này dự kiến sẽ được hoàn tất trong năm 2016 và sẽ được bàn giao hàng loạt bắt đầu từ năm 2017.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỳ dùng tên lửa thế hệ 6 đối phó máy bay Nga?
Theo Flightglobal.com, Viện nghiên cứu Không quân Mỹ AFRL vừa bắt tay vào phát triển tên lửa không đối không mới trang bị cho tiêm kích thế hệ 6.
Lộ tên lửa mới
Theo nguồn tin này, đạn tên lửa không đối không mới SACM được thiết kế nhỏ hơn, giá thành rẻ hơn đáng kể so với các dòng tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder và AIM -120D AMRAAM Không quân Mỹ đang dùng. Theo kế hoạch, việc phát triển SACM có thể hoàn thành trước năm 2030.
Được biết, SACM được giới thiệu sẽ có độ chính xác hơn so với các dòng tên lửa không đối không hiện có. Điều này là cần thiết để giúp Không quân Mỹ giành lợi thế trong không chiến với tổn thất tối thiểu.
Cùng với SACM, AFRL hiện cũng đang phát triển thế hệ bom điều khiển mới GBU-X và tên lửa không đối đất AGM-X được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính mới cho phép tăng tầm bắn.
Đặc biệt, trong quá trình phát triển SACM, AFRL cũng đưa ra một loạt khái niệm của vũ khí tấn công đường không mới như: Vũ khí tấn công tốc độ cao - HSSW (High-Speed Strike Weapon), vũ khí xuyên phá có góc tiếp cận lớn - HVPW (High Velocity Penetrating Weapon)...
Tiêm kích F-22 phóng tên lửa AIM-9X Sidewinder.
Mục đích của Mỹ
Sẽ không có gì đáng bàn về việc Mỹ phát triển tên lửa mới dành cho tiêm kích thế hệ 6 nếu trước đó Mỹ không thừa nhận mục đích của mình. Trong năm 2015, tạp chí The National Interest từng tiết lộ, việc Mỹ phat triên chiên đâu cơ thê hê 6 F/A-XX chỉ để khăc chê dong chiên đâu cơ thê hê 5 của Nga và Trung Quôc.
Chuyên gia quân sư Dave Majumdar viết trên The National Interest rằng, tiêm kích F/A-XX được nghiên cứu và sản xuất chỉ với mục đích duy nhất nhằm khăc chê cac dong may bay chiên đâu thê hê 5 PAK FA va J-20.
Mặc dù vậy, The National Interest không hề tiết lộ thông tin về dòng tiêm kích thế hệ 6 của Mỹ. Tuy nhiên, viêc phat triên F/A-XX la không dê dang khi cân kêt hơp nhiêu đăc tinh cho phep may bay vưa ưu thê trên không, lai mang đươc khôi lương vu khi lơn đê thưc hiên cac nhiêm vu tân công măt đât.
Vơi xu hương phat triên vu khi hiên tai, chuyên gia Dave Majumdar cho biết, hương phat triên F/A-XX sau nay co thê tâp trung vao kha năng ap chê phong không, thay vi nhiêm vu không đôi đât đơn thuân như hiên nay.
Ông D. Majumdar nhân đinh, đê mang đươc nhiêu vu khi, F/A-XX cân co khoang chưa vu khi lơn lam tăng thê tich may bay, trong khi vân phai đam bao kha năng tang hinh.
Tiêm kích thế hệ 5 Sukhoi T-50,
Nếu thiết kế theo hương nay, viêc cac may bay chiên đâu tương lai sư dung nguyên tăc khi đông "canh bay" (không sư dung canh đuôi), nhưng thiêt kê dang nay lai không thê bô tri khoang vu khi doc theo chiêu dai thân may bay đê đam bao may bay co thê hoat đông tôt ơ dai tôc đô siêu âm.
Ngoai ra, may bay cung cân co kêt câu thân thuôn dai, điêu nay đăt ra vân đê ky thuât lơn chưa tưng co tiên lê trong cac chương trinh phat triên may bay chiên đâu trong qua khư.
Việc Mỹ loay hoay phát triển tiêm kích thế hệ 6 nhằm đối phó với dàn tiêm kích thế hệ 5 của Nga và Trung Quốc cho thấy người Mỹ hiện đang "bất lực" trong biện pháp đối phó với tiêm kích PAK FA (Nga) va J-20 của Trung Quốc.
Vấn đề này đã được ông D. Majumdar nhận định, măc du chưa đươc trang bi chinh thưc va đung đô thưc chiên nhưng tinh năng cua may bay PAK FA va J-20 co nhiêu điêm ưu viêt hơn so vơi dong may bay F-35 va F/A-18 cua My. Hiên chi co F-22 đươc nhân đinh co đu kha năng đương đâu vơi cac đôi thu cung thê hê cua Nga va Trung Quôc.
"Chung ta co thê thây cac công nghê đươc tich hơp trên may bay PAK FA va J-20 ro rang ho đa co bươc tiên công nghê dai. Ưu thê công nghê vươt trôi cua My đang dân bi băt kip", ông D. Majumdar thừa nhận.
Ông D. Majumdar cũng đã chỉ ra một vài lĩnh vực các máy bay Nga và Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ và nhấn mạnh rằng đây chính là những vấn đề Lầu Năm Góc cần khắc phục trong thế hệ máy bay mới.
Khả năng bay ở tốc độ siêu âm là điều mà J-20 đang tỏ ra nhỉnh hơn so với máy bay Mỹ. J-20 có thể có tăng tốc đến tốc độ siêu âm mà không cần sử dụng thùng chất đốt phụ, điều cho phép chiếc máy bay có thể dành thêm nhiên liệu vào quá trình phóng tên lửa, theo nhận xét của một chuyên gia quân sự.
"Nếu gặp phải một chiếc J-20 có thể bứt tốc cực nhanh lên mức độ siêu âm và lộn vòng để tấn công ngược trở lại, sẽ rất khó để các chiến đấu cơ cận âm có thể sống sót", vị chuyên gia này cho biết. Ngoài ra, do là một máy bay tấn công nên khả năng thực hiện các nhiệm vụ không đối không cũng có thể được cho là một vấn đề cần chú ý.
Mỹ Đức
Theo_Báo Đất Việt
Nga phát triển chiến đấu cơ thế hệ 6, "thông minh hóa" thế hệ 5 Thông tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, nước này đang phát triển dự án máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6, song song với việc trang bị "trí tuệ nhân tạo" cho tiêm kích thế hệ 5. Ngày 2-3, Phó Thủ tướng Nga phụ trách công nghiệp quốc phòng và hàng không-vũ trụ Dmitry Rogozin đưa ra tuyên...