Nga phản ứng về việc Azerbaijan và Armenia được mời dự hội nghị thượng đỉnh NATO
Bộ Ngoại gia Nga cho rằng phương Tây muốn tách Azerbaijan, Armenia ra khỏi hợp tác với Nga khi mời 2 nước Trung Á này tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) chủ trì cuộc gặp giữa Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev (trái) và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan về xung đột ở khu vực Nargony-Karabakh, tại Moskva, ngày 25/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nước phương Tây bằng cách mời Azerbaijan và Armenia tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO, muốn khiến những người bạn của Nga rời xa sự hợp tác với nước này. Đây là tuyên bố của Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin và Báo chí Bộ Ngoại giao Nga Andrei Nastasin ngày 3/7.
Ông Nastasin cho biết Nga phản đối những lời mời của Washington dành cho Baku và Yerevan, nói rằng chúng là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm “truyền bá ảnh hưởng của họ tới tất cả các khu vực trên thế giới” và “ngăn cản bạn bè và láng giềng của chúng tôi khỏi hợp tác với Nga”.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Nastasin nêu rõ: “Điều này làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa hai nước cộng hòa, không góp phần vào cuộc đối thoại Armenia – Azerbaijan và kích động một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực”.
Theo ông Nastasin, các thỏa thuận Armenia-Azerbaijan do Nga làm trung gian trong giai đoạn 2020-2022 vẫn là “cơ sở thực tế duy nhất để bình thường hóa quan hệ giữa Baku và Yerevan”.
Video đang HOT
Trước đó Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 2/7 cho biết họ hy vọng sẽ tổ chức các cuộc đàm phán mới giữa Armenia-Azerbaijan bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO vào tuần tới tại Washington DC.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ James O’Brien cuối tuần trước thông báo rằng ngoại trưởng của Armenia và Azerbaijan đã được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO cùng với đại diện của các “quốc gia đối tác” NATO khác. Ông O’Brien không cho biết liệu họ có dự kiến gặp nhau ở thủ đô Mỹ hay không.
Vedant Patel, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết: “Tôi không nghi ngờ gì rằng đây là điều chúng tôi sẽ tiếp tục hướng tới: Các cuộc họp và cam kết cụ thể bên lề hội nghị thượng đỉnh – tôi chưa muốn nói về lịch trình cụ thể”
Chính phủ Armenia và Azerbaijan cho đến nay vẫn chưa bình luận về khả năng diễn ra các cuộc đàm phán như vậy.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đầu tuần này cho biết ông nhìn thấy “cơ hội đặc biệt” để sớm chấm dứt xung đột Armenia-Azerbaijan thông qua một hiệp ước hòa bình được hai quốc gia Nam Caucasus trên thảo luận. Tuy nhiên, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nhắc lại rằng việc ký kết hiệp ước có điều kiện là Armenia phải thay đổi hiến pháp và các luật khác mà ông cho rằng có chứa các yêu sách lãnh thổ đối với Azerbaijan.
Bộ Ngoại giao Armenia đã bác bỏ điều kiện của ông Aliyev vào tháng trước. Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan một lần nữa cho biết ngày 3/7 rằng thỏa thuận hòa bình có thể được hoàn tất và ký kết sau “một tháng làm việc căng thẳng”.
Mỹ sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập NATO từ ngày 9 – 11/7. Hội nghị thượng đỉnh sẽ tập trung vào việc thiết lập một cấu trúc mới để giúp đỡ Ukraine và xây dựng “cây cầu đến NATO” cho Ukraine. Đại diện của Azerbaijan, Armenia, Gruzia, Israel, các nước Arab và các đối tác của NATO tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã được mời tham dự cuộc họp của những người đứng đầu các thành viên NATO.
Thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Saudi Arabia sẽ châm ngòi cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử ở Trung Đông?
Bất kỳ thỏa thuận nào cũng liên quan đến sự hợp tác trong tham vọng lâu dài của Saudi Arabia về năng lượng hạt nhân dân sự, một cách để nước này đa dạng hóa khỏi dầu mỏ.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman tại cuộc gặp ở thành phố Jeddah ngày 7/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Một phần của thoả thuận giúp thúc đẩy mối quan hệ Mỹ - Saudi Arabia gần gũi hơn đang đặc biệt gây tranh cãi. Các chuyên gia lo ngại Saudi Arabia có thể sử dụng chương trình năng lượng hạt nhân dân sự, được Mỹ hỗ trợ, để phát triển bom nguyên tử của riêng họ.
Theo Đài phát thanh Quốc tế Đức Deutsche Welle, một số phương tiện truyền thông quốc tế gần đây liên tục đưa tin rằng Saudi Arabia đang tiến gần đến một "thỏa thuận lớn" với Mỹ. Những cụm từ khoa trương như "thỏa thuận lớn" hay "món hời lớn" đang được sử dụng vì thỏa thuận này sẽ đưa Mỹ và Saudi Arabia xích lại gần nhau hơn đáng kể, bao gồm cả hiệp ước phòng thủ chung và thông qua hợp tác về các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo hay chương trình hạt nhân dân sự.
Một thỏa thuận như vậy ban đầu được cho là gắn chặt với việc bình thường hóa quan hệ của Saudi Arabia với Israel. Tuy nhiên, với việc Saudi Arabia khăng khăng rằng bất kỳ sự bình thường hóa nào đều bao gồm việc Israel công nhận con đường hướng tới nhà nước Palestine và phía Israel cũng nhất quyết không muốn điều đó, quá trình bình thường hóa đã bị trì hoãn.
Thay vào đó, theo nhiều thông tin khác nhau được hang tin Reuters, tờ New York Times, Financial Times và Guardian đăng tải kể từ đầu tháng 5, "thỏa thuận lớn" giữa Saudi Arabia và Mỹ có thể vẫn sẽ diễn ra - chỉ là không có israel.
Chi tiết chính xác vẫn chưa được biết, nhưng bất kỳ thỏa thuận nào cũng có thể liên quan đến sự hợp tác trong tham vọng lâu dài của Saudi Arabia về năng lượng hạt nhân dân sự, một cách để nước này đa dạng hóa khỏi dầu mỏ. Nhiều nhà phân tích cho rằng đây là một trong những khía cạnh dễ xảy ra nhất của một "thỏa thuận lớn" - và cũng là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất.
Cuộc tranh cãi bắt nguồn từ việc Saudi Arabia quyết tâm làm giàu uranium ở trong nước, Kelsey Davenport, Giám đốc chính sách không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí ở Mỹ, nói.
Công nghệ được sử dụng để làm giàu uranium tạo ra nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân dân sự nhưng cũng có thể tạo ra uranium thích hợp cho vũ khí hạt nhân. "Saudi Arabia kiên quyết về [điều này]. Riyadh sẽ từ bỏ thỏa thuận hợp tác hạt nhân với Washington trước khi từ bỏ việc làm giàu uranium", chuyên gia Kelsey lưu ý.
Tháng 9 năm ngoái, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã gây chú ý quốc tế khi ông nói nếu Iran, đối thủ trong khu vực Trung Đông, có được bom hạt nhân thì Saudi Arabia cũng sẽ cần một quả bom nguyên tử.
Khi các báo cáo về thỏa thuận Mỹ - Saudi Arabia bắt đầu xuất hiện vào đầu tháng 5 năm nay, Thượng nghị sĩ Mỹ Edward Markey đã viết thư cho Tổng thống Joe Biden. Ông Markey, đồng Chủ tịch của nhóm làm việc về kiểm soát vũ khí và vũ khí hạt nhân của Chính phủ Mỹ, lập luận: "Tôi lo ngại rằng Saudi Arabia có thể không sử dụng chương trình năng lượng hạt nhân dân sự của mình chỉ vì mục đích hòa bình mà thay vào đó sẽ làm giàu uranium và tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân".
Bên cạnh những lo ngại rằng Saudi Arabia có thể sẽ sở hữu bom hạt nhân, cũng có những lo ngại rằng việc chỉ cho phép họ làm giàu uranium sẽ gây ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.
"Việc cho phép Saudi Arabia có được những khả năng như vậy có thể đặt ra tiền lệ ở cấp độ quốc tế. Nó có thể khuyến khích các nước khác trong khu vực, như Ai Cập hay Thổ Nhĩ Kỳ, theo đuổi khả năng hạt nhân tương tự, dẫn đến làn sóng phổ biến vũ khí hạt nhân ở Trung Đông vốn đã đầy biến động", Manuel Herrera, nhà nghiên cứu tập trung vào việc không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Istituto Affari Internazionali, một tổ chức nghiên cứu của Italy, nhận định.
Nhà nghiên cứu Herrera và các chuyên gia khác hy vọng rằng nếu chương trình hạt nhân dân sự của Saudi Arabia được thực hiện, Chính phủ Mỹ sẽ thực thi các biện pháp giám sát nghiêm ngặt. Những biện pháp này có thể bao gồm việc trì hoãn việc làm giàu uranium ở Saudi Arabia hoặc thiết lập một cơ sở làm giàu uranium mà chỉ người Mỹ mới có thể tiếp cận.
Saudi Arabia cũng có thể được yêu cầu tuân thủ các điều kiện, bao gồm ký kết các tiêu chí không phổ biến vũ khí hạt nhân cụ thể theo Mục 123 của Đạo luật Năng lượng Nguyên tử Mỹ năm 1954 và cho phép Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế có trụ sở tại Áo tiến hành thanh tra thường xuyên.
Chuyên gia Herrera giải thích: "Theo những gì chúng tôi biết, Mỹ đang cố gắng đưa ra một thỏa thuận rất giống với thỏa thuận họ đã làm với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vào năm 2009, trong đó họ áp dụng Mục 123". Tuy nhiên, Saudi Arabia trước đây đã nói không với điều đó.
Ngoại trưởng Libya tiết lộ lý do các nước châu Phi tăng cường hợp tác với Nga Ngoại giao "có đi có lại" của Nga đã thuyết phục được châu Phi, trong khi lục địa này coi Moskva là nhà bảo đảm chính cho sự ổn định và an ninh của họ. Nhiều nước châu Phi, trong đó có Libya coi Nga là nhà đảm bảo ổn định và an ninh trong khu vực. Ảnh: AFP/TTXVN Các nước ở châu...