Nga phản ứng về thông tin NATO triển khai quân ở Ukraine
Điện Kremlin cảnh báo xung đột trực tiếp với NATO nếu quân liên minh tham chiến ở Ukraine trong khi Thủ tướng Slovakia tiết lộ tài liệu thảo luận của NATO khiến ông “rùng mình lạnh sống lưng”.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: TASS
Điện Kremlin ngày 27/2 cảnh báo rằng xung đột giữa Nga và liên minh quân sự NATO do Mỹ đứng đầu sẽ trở nên không thể tránh khỏi nếu các thành viên châu Âu của NATO gửi quân đến chiến đấu ở Ukraine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trước đó ngày 26/2 đã mở đường cho các quốc gia châu Âu gửi quân tới Ukraine, mặc dù ông cảnh báo rằng không có sự đồng thuận nào về bước đi như vậy trong giai đoạn này khi các nước thành viên đồng ý tăng cường nỗ lực cung cấp thêm đạn dược cho Kiev.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên khi được hỏi về tuyên bố của ông Macron: “Việc thảo luận về khả năng gửi một số quân từ các nước NATO tới Ukraine là một yếu tố mới rất quan trọng”.
Khi được các phóng viên hỏi những rủi ro của một cuộc xung đột trực tiếp giữa Nga và NATO sẽ là gì nếu các thành viên NATO gửi quân đến chiến đấu ở Ukraine, ông Peskov nói: “Trong trường hợp đó, chúng ta không cần nói về khả năng xảy ra mà về tính không thể tránh khỏi (của một cuộc xung đột trực tiếp)”.
Trong khi đó, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cũng tiết lộ rằng một số thành viên NATO và EU đang xem xét việc gửi binh sĩ đến Ukraine trên cơ sở song phương. Ông Fico, người từ lâu đã phản đối việc cung cấp quân sự cho Ukraine và có quan điểm được một số nhà phê bình coi là thân Nga, không đưa ra thông tin chi tiết và các nhà lãnh đạo châu Âu khác cũng không bình luận ngay lập tức về nhận xét của ông.
Video đang HOT
Các thành viên NATO đã cung cấp hàng tỷ USD vũ khí và đạn dược cho Kiev và đang huấn luyện lực lượng Ukraine. Nhưng các nhà lãnh đạo NATO bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhấn mạnh rằng liên minh quân sự phương Tây muốn tránh xung đột trực tiếp với Nga, điều có thể dẫn đến chiến tranh toàn cầu.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định hôm 14/2: “Cả NATO và các đồng minh NATO đều không tham gia vào cuộc xung đột”.
Khi được hỏi về vấn đề này, Thủ tướng Séc Petr Fiala cho biết: “CH Séc chắc chắn không sẵn sàng gửi bất kỳ binh sĩ nào tới Ukraine, không ai phải lo lắng về điều đó”.
Thủ tướng Fico cho biết ông nhận thấy nguy cơ xung đột leo thang lớn ở Ukraine và không thể tiết lộ thêm thông tin cho công chúng.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mời các nhà lãnh đạo châu Âu tới Điện Elysee để dự một cuộc họp làm việc được thông báo trong thời gian ngắn vì điều mà các cố vấn của ông nói là “hành động leo thang” của Nga leo thang trong vài tuần qua.
Thủ tướng Fico lưu ý việc tổ chức cuộc họp cho thấy chiến lược của phương Tây đối với Ukraine đã thất bại và ông sẽ tham gia với tinh thần xây dựng mặc dù tài liệu thảo luận khiến ông “rùng mình lạnh sống lưng”.
2 lý do chính khiến Đức từ chối gửi tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine
Thủ tướng Đức đã bình luận thêm về việc nước này từ chối gửi tên lửa hành trình Taurus tới Ukraine.
Tên lửa hành trình tầm xa Taurus của Đức. Ảnh: DW
Thủ tướng Đức Olaf Scholz lưu ý rằng ông vẫn chưa thể gửi tên lửa hành trình tầm xa Taurus tới Ukraine, đồng thời chỉ ra nguy cơ Berlin sẽ trực tiếp tham gia vào cuộc chiến, theo AP ngày 27/2.
Đức hiện là nhà cung cấp viện trợ quân sự lớn thứ hai cho Ukraine sau Mỹ và đang tăng cường hỗ trợ hơn nữa trong năm nay. Nhưng Thủ tướng Scholz đã trì hoãn trong nhiều tháng với đề nghị của Ukraine về tên lửa Taurus, loại vũ khí có tầm bắn lên tới 500 km và trên lý thuyết có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu ở sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Đài phát thanh quốc tế Deutsche Welle (Đức) cùng ngày cũng dẫn lời Thủ tướng Scholz nêu hai vấn đề chính: phạm vi hoạt động của chúng và khả năng cần sự hỗ trợ từ quân đội Đức, mà ông cho rằng có thể được hiểu là sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.
Mô tả Taurus là một vũ khí "có tầm bắn rất xa", ông nói: "Những gì Anh và Pháp đang làm trong cách kiểm soát mục tiêu là không thể thực hiện được với Đức. Tất cả những ai từng làm việc với hệ thống này đều biết điều đó".
Thủ tướng Scholz đã nhiều lần chỉ ra trong những tháng gần đây, giữa một số áp lực, rằng việc chuyển giao tên lửa Taurus hiện chưa được thực hiện. Nhà lãnh đạo Đức cũng đã đăng những bình luận tương tự nhưng ít chi tiết hơn bằng văn bản trên mạng xã hội, nói rằng Berlin "sẽ không trở thành một bên tham chiến, dù trực tiếp hay gián tiếp".
Thủ tướng Scholz chưa tuyên bố dứt khoát rằng Taurus sẽ không được chuyển giao nhưng đưa ra lời giải thích rõ ràng nhất về sự do dự của ông - điều đã gây khó chịu cho cả phe đối lập bảo thủ ở Đức và một số người trong liên minh ba đảng của chính phủ do ông Scholz lãnh đạo.
Chính phủ Đức từ lâu đã nêu rõ quyết tâm giúp đỡ Ukraine mà không leo thang xung đột và lôi kéo Đức cũng như NATO vào cuộc chiến, đồng thời nhấn mạnh rằng sẽ không có lính Đức nào được triển khai đến Ukraine.
Trong khi đó Anh và Pháp từ lâu đã thông báo rằng họ sẽ lần lượt gửi tên lửa tầm xa Storm Shadow và Scalp tới Ukraine. Ông Scholz cho biết Taurus là "một loại vũ khí có tầm ảnh hưởng rất lớn".
Khi được hỏi liệu ông có lo lắng rằng binh sĩ Đức sẽ phải đến Ukraine để kiểm soát mục tiêu mà tên lửa nhắm tới hay không, Thủ tướng Scholz nói rằng "lính Đức không bao giờ được liên kết với các mục tiêu mà hệ thống (Taurus) này tiếp cận".
Theo ông Scholz, có nhiều lý do chính đáng giải thích tại sao tên lửa Taurus không phải là lựa chọn tiếp theo trong chương trình nghị sự và cuộc tranh luận của Đức về tên lửa Taurus đã làm mất đi những gì Ukraine thực sự cần hiện nay. Ông nói: "Những gì Ukraine đang thiếu là đạn dược có tầm bắn khác nhau, nhưng không hẳn là những vũ khí này đến từ Đức".
Tuần trước, các nghị sĩ Đức đã kêu gọi chính phủ cung cấp thêm vũ khí tầm xa cho Ukraine, nhưng đã bỏ phiếu bác bỏ lời kêu gọi của phe đối lập rõ ràng thúc đẩy gửi tên lửa hành trình tầm xa Taurus.
Một kiến nghị do các đảng cầm quyền đưa ra kêu gọi chính phủ tiếp tục hỗ trợ quân sự và cho biết "điều này bao gồm việc cung cấp thêm các hệ thống vũ khí và đạn dược tầm xa cần thiết" để có thể tấn công vào "các mục tiêu chiến lược quan trọng ở xa phía sau chiến tuyến của Nga". Kiến nghị đó không đề cập cụ thể đến việc có ủng hộ gửi tên lửa Taurus hay không.
Một số quốc gia ủng hộ mua đạn ngoài châu Âu cho Ukraine Pháp và Hà Lan đều ủng hộ kế hoạch mua đạn dược bên ngoài châu Âu để nhanh chóng chuyển các thiết bị quân sự cần thiết đến Ukraine. Đề xuất dự kiến sẽ được đưa ra vào đầu tháng 3. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (giữa) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) trong cuộc gặp ở Paris ngày 14/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN...