Nga phản đối ý tưởng thành lập quân đội chung EU
Ngay sau khi các quan chức châu Âu đề xuất thành lập quân đội chung của Liên minh châu Âu, giới chức Nga ngày 9/3 đã lên tiếng chỉ trích ý tưởng này, coi đây là sự khiêu khích ảnh hưởng tới an ninh và hòa bình khu vực.
Phó Chủ tịch Đảng nước Nga thống nhất Frants Klintsevich. (Ảnh: Itar-Tass)
Hãng tin Itar-Tass ngày 9/3 dẫn lời ông Frants Klintsevich, Phó Chủ tịch thứ nhất Đảng nước Nga thống nhất tại Duma Quốc gia (tức Hạ viện) Nga, cho rằng kế hoạch xây dựng quân đội riêng của EU sẽ đặt ra nhiều thách thức về an ninh cho khu vực.
Video đang HOT
“Một quân đội chung của EU sẽ cho thế giới thấy không có khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa các nước thuộc khối này. Một kế hoạch như vậy sẽ buộc chúng tôi cân nhắc chính sách đối ngoại và an ninh trước mối nguy cơ từ một quân đội như thế. Trong kỷ nguyên hiện nay, một quân đội có quy mô lớn như ý tưởng mới đây không mang tới các giải pháp bảo đảm an ninh mà nó chỉ tạo ra thêm những khiêu khích”, ông Klintsevich khẳng định.
Ngoài ra, ông Klintsevich cũng cho rằng ý tưởng thành lập quân đội chung của EU chưa bao giờ được nhắc đến trong những năm tháng đối đầu căng thẳng giữa NATO và khối Hiệp ước Vác-sa-va. Ngày nay, trong khi khối này đã giải tán, ông Klintsevich nhấn mạnh không có lý do gì lại thành lập một đội quân như vậy.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean Claude Juncker đã kêu gọi thành lập lực lượng quân đội Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh quan ngại an ninh gia tăng sau cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Tuy nhiên, đề xuất trên đang nhận được những ý kiến trái chiều từ các thành viên EU. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen đã bày tỏ ý kiến ủng hộ, song Anh, một trong những quốc gia có tiềm lực quân sự lớn nhất tại châu Âu, cho rằng quân đội EU nếu được thành lập sẽ đe dọa tới vai trò của NATO tại khu vực.
Ngọc Anh
Theo Dantri/Itar-Tass
Trung Quốc yêu cầu Myanmar "hạ nhiệt căng thẳng" ở biên giới
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân tối 4/3 tuyên bố Myanmar cần đảm bảo hạ nhiệt căng thẳng dọc biên giới với Trung Quốc và tất cả bên phải kiềm chế sau các vụ đụng độ đã buộc hàng nghìn người tị nạn chạy sang tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc.
Binh sỹ Myanmar (Nguồn: AP)
Trong một tuyên bố khi hội đàm với phái viên Myanmar, ông Lưu Chấn Minh nói rằng Trung Quốc "kiên định tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Myanmar."
Trung Quốc "hy vọng các bên liên quan kiềm chế và hạ nhiệt căng thẳng sớm nhất có thể ở miền Bắc Myanmar, đồng thời nghiêm túc duy trì sự ổn định ở khu vực biên giới Trung Quốc - Myanmar."
Giao tranh bùng phát hồi tháng trước giữa quân đội Myanmar và Quân đội Liên minh Dân chủ Dân tộc Kokang ở Myanmar (MNDAA).
Chính phủ Myanmar tố cáo lính đánh thuê Trung Quốc đang chiến đấu cùng lực lượng phiến quân người Hoa chống lại chính quyền khu vực Kokang, miền Bắc Myanmar và Naypyidaw từng tìm kiếm sự hợp tác của Bắc Kinh để ngăn chặn "các cuộc tấn công khủng bố" được tiến hành từ lãnh thổ nước này./.
Theo (Vietnam )
Cuộc khủng hoảng Ukraine: Thoả thuận mong manh Chỉ trong một tuần vừa qua, giữa nga và ukraine cùng các bên liên quan đã đạt được một số thỏa thuận tích cực. Tuy nhiên, không ai dám chắc các thỏa thuận này sẽ được duy trì trong bao lâu. Lãnh đạo hai tập đoàn dầu mỏ Gazprom của Nga và Naftogaz của Ukraine ký thỏa thuận vào ngày 30/10/2014 Những tín...