Nga phản đối Mỹ lập hệ thống phòng thủ tên lửa trên không gian
Bộ Ngoại giao Nga ngày 25.1 kêu gọi Mỹ từ bỏ kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trên không gian, coi đó là sự “vô trách nhiệm”.
Bản đánh giá Năng lực phòng thủ tên lửa (MDR) mới công bố của Mỹ tái khẳng định nhiệm vụ mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa – Ảnh: RT
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong Bản đánh giá năng lực phòng thủ tên lửa (MDR) vừa công bố đặt ra yêu cầu nâng cấp hệ thống đánh chặn trên biển lẫn trên đất liền, đồng thời phát triển mạng lưới vệ tinh trang bị cảm biến ở quỹ đạo thấp giúp theo dấu các loại tên lửa hành trình cũng như tên lửa siêu thanh mới- những vũ khí được Nga và Trung Quốc phát triển mạnh.
Ngoài ra, MDR cũng đề xuất nghiên cứu ý tưởng lập một hệ thống đánh chặn trên không gian tiêu diệt tên lửa trước khi chúng được phóng đi hoặc vẫn đang cần động cơ đẩy (boost phase).
Bộ Ngoại giao Nga đánh giá kế hoạch này giống như nỗ lực hồi sinh chương trình “Chiến tranh giữa các vì sao” những năm 1980 dưới thời Tổng thống Mỹ Ronald Reagan.
Video đang HOT
Theo Bộ Ngoại giao Nga, việc Mỹ thực hiện kế hoạch sẽ gây ảnh hưởng đến an toàn của những hoạt động không gian hiện tại. Moscow xem MDR là dấu hiệu cho thấy chính quyền Trump đặt trọng tâm và có xu hướng phát triển vũ khí không gian, phục vụ ý định sử dụng không gian cho hoạt động quân sự trong tương lai gần.
Nga cáo buộc Mỹ có ý tiến hành hoạt động quân sự trên không gian - Ảnh: Reuters
Nhiều nhà phân tích nhận định MDR 2019 tái khẳng định nhiệm vụ mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ thực hiện lâu nay, nhằm đối phó với Nga – Trung tại châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên thực hiện động thái này trong bối cảnh các thỏa thuận kiểm soát vũ trang có nguy cơ sụp đổ như hiện tại đem đến nguy cơ chạy đua vũ trang.
Cẩm Bình (theo Reuters, RT)
Theo motthegioi
Mỹ đòi Nga phá hủy hệ thống tên lửa mới
Mỹ hôm nay đã kêu gọi Nga phá hủy một hệ thống tên lửa hành trình mới mà Washington nói là "vi phạm trực tiếp và liên tục" Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), và cáo buộc Moscow gây bất ổn cho an ninh toàn cầu.
Đại sứ Mỹ về giải trừ quân sự Robert Wood (Ảnh: Reuters)
Reuters ngày 21/1 đưa tin, phát biểu tại một hội nghị về giải trừ quân bị do Liên hợp quốc bảo trợ ở Geneva (Thụy Sĩ), Đại sứ Mỹ về giải trừ quân sự Robert Wood cho hay, hệ thống tên lửa hành trình mới của Nga có khả năng mang cả đầu đạn hạt nhân lẫn thông thường và gây ra "mối đe dọa mạnh mẽ và trực tiếp đối với châu Âu và châu Á" vì nó có tầm xa từ 500 đến 1.500km.
"Không may là Mỹ ngày càng nhận thấy rằng Nga không đáng tin cậy trong việc tuân thủ các nghĩa vụ kiểm soát vũ khí và các hành động cưỡng ép và nguy hiểm của nước này khắp toàn cầu đã làm gia tăng căng thẳng", ông Wood nói.
Phái đoàn Nga không có phản ứng tức thì nào tại diễn đàn Geneva gồm 65 quốc gia thành viên.
Theo ông Wood, Nga đã phóng thử "tên lửa trái phép", được biết tới với tên gọi SSC-8/9M729, và không có các bước đi thích hợp nhằm quay lại việc tuân thủ hiệp ước INF.
"Nga phải phá hủy một cách có kiểm chứng tất cả các tên lửa SSC-8, các bệ phóng và thiết bị liên quan để quay trở lại tuân thủ Hiệp ước INF", ông nói, tái khẳng định kế hoạch của chính quyền Mỹ Donald Trump nhằm rút khỏi thỏa thuận năm 1987 vào đầu tháng 2 tới.
Ngoài ra, ông Wood cũng chỉ trích sự ủng hộ của Nga đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad và việc Moscow cung cấp cho Iran các vũ khí tiên tiến như hệ thống phòng thủ tên lửa S-300.
Cũng theo ông Wook, vụ đầu độc nhằm vào cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái Yulia tại Anh hồi tháng 3 năm ngoái cho thấy "hành động liều lĩnh" của Nga và sự thất bại trong việc tuân thủ các nghĩa vụ của nước này theo Hiệp ước INF vốn cấm sử dụng vũ khí hóa học.
Anh cáo buộc các nhân viên tình báo quân đội Nga liên quan tới vụ đầu độc trên, nhưng Moscow kịch liệt bác bỏ mọi sự liên quan trong vụ việc.
Hiệp ước INF được ký kết giữa Mỹ và Liên Xô vào năm 1987 nhằm loại bỏ tên lửa đạn đạo thông thường và hạt nhân phóng từ mặt đất, cũng như tên lửa hành trình có tầm bắn từ 500-5.000km. Mỹ đã tuyên bố sẽ rút hỏi Hiệp ước vào đầu tháng 2 tới, dựa trên lý do Nga không tuân thủ các điều khoản của hiệp ước này.
An Bình
Theo Dantri
Quyết quân sự hóa vũ trụ, Mỹ khởi động chạy đua vũ trang toàn cầu Lời hứa phát triển công nghệ vũ khí không gian "nhanh hơn bất kỳ nước nào trên thế giới" của Tổng thống Donald Trump sẽ làm bùng lên một cuộc chạy đua vũ trang mới, một chuyên gia quân sự hàng đầu của Nga khẳng định. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters. "Việc quân sự hóa vũ trụ là điều chắc chắn...