Nga nói xe tăng Abrams, tên lửa ATACMS không thể giúp Ukraine thay đổi cục diện chiến trường
Điện Kremlin hôm thứ Ba (26/9) cho biết việc Mỹ cung cấp tên lửa ATACMS tầm xa và xe tăng Abrams cho Ukraine sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Khi được hỏi về vấn đề này tại một cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết các lực lượng vũ trang Nga đã liên tục thích nghi với các loại vũ khí mới xuất hiện trong hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Ông nói: “Tất cả những điều này không thể ảnh hưởng đến bản chất của SVO và kết quả của nó. Không có thuốc chữa bách bệnh và không có loại vũ khí nào có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên chiến trường”.
Xe tăng Abrams M1A1 do Mỹ sản xuất. Ảnh: Reuters
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm thứ Hai vừa rồi cho biết xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất đã đến nước này.
Ukraine nhiều lần yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden cung cấp Hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội (ATACMS) để giúp tấn công và làm gián đoạn các đường tiếp tế, căn cứ không quân và mạng lưới đường sắt trên lãnh thổ do Nga chiếm đóng.
Thứ Sáu tuần trước, NBC News dẫn lời các quan chức Mỹ đưa tin Tổng thống Joe Biden đã thông báo với ông Zelenskyy rằng Washington cũng sẽ cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm xa ATACMS.
Người phát ngôn Điện Kremlin Peskov nói: “Mỹ tiếp tục tăng cường tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột này, nhưng tất nhiên, quân đội của chúng tôi không ngừng cải thiện kỹ năng và khả năng kỹ thuật để chống lại những tên lửa này”.
Mỹ công bố gói viện trợ phòng không trị giá 2,1 tỷ USD cho Ukraine
Ngày 9/6, Mỹ đã công bố gói viện trợ trị giá 2,1 tỷ USD dành cho Ukraine, trong đó bao gồm các hệ thống phòng không và đạn dược quan trọng, nhằm củng cố năng lực phòng không cho Kiev trong dài hạn.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Đức tại Kahramanmaras, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh tư liệu (minh hoạ): AFP/TTXVN
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, gói viện trợ bao gồm đạn cho hai hệ thống phòng không Patriot và Raytheon HAWK, đạn pháo 105mm và 203mm, máy bay không người lái AeroVironment Puma, đạn dành cho hệ thống rocket dẫn đường bằng laser, cùng các dịch vụ hỗ trợ huấn luyện và bảo trì.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ nêu rõ khoản viện trợ này được cung cấp theo Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI). Gói viện trợ này dự kiến được giải ngân trong nhiều tháng và nhiều năm tới để đảm bảo nhu cầu an ninh trong tương lai của Ukraine.
Tính từ tháng 2/2022 tới nay, Mỹ đã chi hàng chục tỷ USD viện trợ vũ khí cho Ukraine. Nước này đã cung cấp một số loại vũ khí tiên tiến cho Kiev, trong đó có xe tăng Abrams và hệ thống phòng không Patriot. Quỹ USAI cho phép chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden mua vũ khí từ ngành công nghiệp này, chứ không rút từ các kho vũ khí của Mỹ. Thay vì cung cấp cho Ukraine những vũ khí mà nước này hiện đang cần, các gói của USAI sẽ tạo ra nguồn cung trung hạn và dài hạn cho Ukraine.
Mỹ tiếp tục "bơm" số vũ khí khủng cho Ukraine Các quan chức Mỹ cho biết Washington sẽ gửi thêm đạn dược và thiết bị trị giá khoảng 500 triệu USD, đồng thời sẽ chi hơn 2 tỷ USD để mua một loạt đạn dược, radar và các loại vũ khí khác cho Kiev trong tương lai. Ảnh minh họa AP. Số đạn dược và thiết bị này sẽ được lấy từ kho...