Nga nói ôtô sứ quán bị gắn thiết bị gián điệp
Nga thông báo xe tùy viên quân sự ở Hà Lan bị gắn thiết bị theo dõi, cho biết đã triệu đại biện lâm thời nước này để phản đối.
“Nga đã triệu đại biện lâm thời Hà Lan Dominique Kuhling-Bakker để phản đối mạnh mẽ vụ phát hiện thiết bị gián điệp được gắn trên ôtô của tùy viên quân sự Nga tại nước này. Những hành động thiếu thân thiện như vậy sẽ càng gây phức tạp quan hệ vốn đã khó khăn giữa hai nước”, Bộ Ngoại giao Nga hôm nay ra thông cáo cho biết.
Moskva kêu gọi Amsterdam lập tức hành động để ngăn những sự việc tương tự tái diễn trong tương lai. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte từ chối bình luận về thông tin này.
Video đang HOT
Trụ sở sứ quán Nga tại Hà Lan. Ảnh: TASS.
Quan hệ Nga – Hà Lan xấu đi từ sau vụ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn hạ ở miền đông Ukraine vào tháng 7/2014, khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng, trong đó hai phần ba nạn nhân là người Hà Lan.
Theo kết quả điều tra do nhóm chuyên gia quốc tế từ Hà Lan, Bỉ, Australia, Ukraine và Malaysia tiến hành, một tên lửa từ hệ thống phòng không Buk bắn đi từ lãnh thổ miền đông Ukraine do phiến quân ly khai thân Nga kiểm soát đã bắn rơi chiếc Boeing 777.
Chính phủ Hà Lan tuyên bố Nga phải chịu trách nhiệm về vụ này, nhưng Moskva phủ nhận mọi liên quan. Hà Lan hồi đầu tháng 7 cũng kiện Nga ra Tòa án Nhân quyền châu Âu. Bộ Ngoại giao Nga khẳng định vụ kiện chỉ gây phức tạp cho nỗ lực tìm kiếm sự thật và ảnh hưởng đến quan hệ song phương.
Thượng đỉnh EU nhiều khả năng kết thúc mà không có thỏa thuận
Các lãnh đạo EU bước sang ngày đàm phán thứ 3 ở hội nghị Thượng đỉnh Brussels mà ít khả năng đạt được thỏa thuận về gói phục hồi kinh tế 750 tỷ euro
Bắt đầu từ 11h sáng ngày 19/7 theo giờ địa phương tại Brussels (Bỉ), nguyên thủ 27 nước thành viên Liên minh châu Âu - EU tiếp tục gặp nhau trong ngày đàm phán thứ 3 tại Thượng đỉnh của khối sau khi hai ngày họp Thượng đỉnh chính thức kết thúc mà các nước vẫn không thể đạt được thoả thuận về gói phục hồi kinh tế 750 tỷ euro dành cho các nước thành viên sau đại dịch Covid-19.
Thủ tướng Đức Merkel. Ảnh: DW.
Phát biểu trước báo giới ngay trước khi bước vào phiên thảo luận sáng ngày 19/7, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết dù các nước đều có thiện chí đạt được thoả thuận nhưng còn quá nhiều bất đồng tồn tại nên có khả năng hội nghị Thượng đỉnh lần này sẽ kết thúc mà không đạt được kết quả mong muốn.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì cho rằng thoả thuận vẫn có khả năng đạt được nhưng bất cứ sự thoả hiệp nào giữa các nước cũng không được phép làm tổn hại đến các tham vọng chính đáng của Liên minh châu Âu.
"Khúc mắc đầu tiên là về vấn đề nhà nước pháp quyền. Đây là chủ đề nằm trung tâm trong việc phân bổ có điều kiện gói phục hồi kinh tế và là vấn đề có sự đồng thuận rất lớn giữa các nước, rằng châu Âu không được phép từ bỏ các nguyên tắc và giá trị của mình. Cuối cùng là về tổng số tiền cụ thể của gói phục hồi thì giữa các nước vẫn còn có bất đồng".
Trước đó, trong ngày 18/7, cuộc họp của các lãnh đạo EU đã kéo dài đến nửa đêm nhưng không có tiến triển, dù trong buổi chiều Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Charles Michel đã đưa ra một đề xuất mới theo hướng nhượng bộ hơn đối với nhóm nước phản đối, gồm Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển và Áo.
Theo đề xuất mới, trong gói 750 tỷ euro, phần trợ cấp cho các nước giảm từ 500 tỷ euro xuống còn 450 tỷ còn phần cho vay tăng từ 250 tỷ euro lên 300 tỷ. Ngoài ra, đề xuất mới cũng cho phép bất cứ quốc gia thành viên nào của EU có thời hạn 3 ngày để đưa một vấn đề cải cách của một quốc gia thành viên khác ra thảo luận trước toàn thể 27 nước, nếu như cảm thấy cải cách đó không phù hợp để nhận được tiền trợ cấp từ EU.
Đây đều là các yêu cầu từ nhóm nước phản đối, đặc biệt từ Thủ tướng Hà Lan, Mark Rutte, người luôn đòi hỏi việc phân bổ nguồn tiền phục hồi phải đi kèm yêu cầu cải cách và giám sát. Các đòi hỏi này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nước Nam Âu như Italy, Tây Ban Nha hay Hy Lạp.
Trong tối 18/7, Thủ tướng Italia Giuseppe Conte tuyên bố, các đàm phán khó khăn hơn hình dung và Hà Lan không hiểu được sự cần thiết của việc cần có một biện pháp ứng phó mạnh mẽ của EU.
COVID-19: Thủ tướng Hà Lan không thể gặp mẹ lần cuối Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte không thể tới thăm người mẹ đang hấp hối của mình do các hạn chế đi lại giữa mùa dịch. Mẹ của ông Rutte, bà Mieke Rutte-Dilling, 96 tuổi qua đời hôm 13/5 tại viện dưỡng lão ở The Hague, gần 2 tháng sau khi Hà Lan ban hành cấm mọi người đến thăm người thân tại...