Nga nói Mỹ duyệt thêm viện trợ cũng không cứu nổi Ukraine
Một loạt quan chức Nga lên tiếng sau khi Hạ viện Mỹ duyệt gói viện trợ 95 tỉ USD, trong đó 2/3 ngân sách dành cho Ukraine.
Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ ngày 20.4 thông qua dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỉ USD, trong đó gần 61 tỉ USD được quy hoạch vào các hạng mục hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine và bù đắp vũ khí, vật tư quốc phòng Mỹ đã cung cấp cho Ukraine.
Trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ca ngợi Hạ viện Mỹ góp sức kiểm soát xung đột tại Ukraine và đứng về “phía đúng đắn của lịch sử”, loạt quan chức Nga lập tức lên án gói viện trợ của Mỹ sẽ rót thêm dầu vào lửa ở các điểm nóng an ninh toàn cầu.
Hạ viện Mỹ thông qua gói viện trợ Ukraine, Israel trị giá 95 tỉ USD
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng quyết định cung cấp viện trợ cho Ukraine sẽ chỉ “làm giàu thêm cho Mỹ và hủy hoại Ukraine nhiều hơn”. Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, ngày 21.4 cho rằng gói viện trợ của Mỹ chỉ khiến xung đột tại Ukraine kéo dài và tăng thêm đau thương.
“Đường nào thì chúng tôi vẫn chiến thắng, bất chấp những đồng tiền… của ngành công nghiệp quốc phòng… ở Mỹ. Sức mạnh và chân lý thuộc về người Nga”, cựu Tổng thống Medvedev đăng bình luận trên tài khoản Telegram cá nhân.
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga. Ảnh REUTERS
Phó đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Dmitry Polyansky cũng nhanh chóng bình luận gói viện trợ mới của Mỹ không đủ sức giải cứu chính quyền Tổng thống Zelensky. Ông cáo buộc lãnh đạo Ukraine “không biết lo cho dân và bán đứng đất nước”, đồng thời mỉa mai quân đội Ukraine là “công ty quân sự tư nhân chống Nga”.
“Chính phủ Ukraine có thể cầm cự thêm một lúc, đút túi riêng thêm chút tiền, thêm một vài vũ khí và đẩy thêm hàng chục nghìn người dân Ukraine ra chiến trường. Nhưng kết cục bẽ bàng đang chờ đón chính quyền tại Kyiv là điều không thể tránh khỏi, bất chấp gói viện trợ mới lẫn mọi nỗ lực vô ích khác trong tương tai từ Mỹ và NATO”, ông viết ở tài khoản cá nhân trên mạng xã hội X.
Ngoài khoản dành cho Ukraine, gói ngân sách còn viện trợ cho Israel và đối tác ở Thái Bình Dương của Mỹ là vùng lãnh thổ Đài Loan.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 20.4 cũng bình luận chương trình viện trợ quốc phòng mà Hạ viện Mỹ vừa thông qua sẽ làm trầm trọng thêm những cuộc khủng hoảng toàn cầu. Bà cáo buộc Mỹ sẽ khiến tình hình khu vực Trung Đông “tồi tệ chưa từng có tiền lệ” khi viện trợ quân sự cho Israel, đồng thời lên án Washington “can thiệp nội bộ của Trung Quốc” khi rót viện trợ cho Đài Loan.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đã kêu gọi quốc hội phê duyệt khoản viện trợ mới cho Ukraine từ năm ngoái, cho biết trong một tuyên bố: “Việc này xảy ra vào thời điểm hết sức khẩn cấp, khi Israel đối mặt với các cuộc tấn công chưa từng có từ Iran và Ukraine liên tục bị Nga bắn phá”.
Hôm 18.4, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns nói rằng Ukraine có thể thua trong xung đột với Nga vào cuối năm nay nếu không có thêm viện trợ từ Mỹ. Ông cho rằng nếu không có sự hỗ trợ bổ sung, bức tranh sẽ khó khăn hơn rất nhiều và có nguy cơ thực tế là Ukraine có thể thua trên chiến trường vào cuối năm 2024, hoặc ít nhất đặt Nga vào thế có lợi nếu đưa ra giải pháp chính trị.
Nga mất oanh tạc cơ Tu-22M3, chiến sự Ukraine có ảnh hưởng?
Nga xác nhận một chiếc Tu-22M3 rơi do lỗi kĩ thuật khi nó đang trở về căn cứ sau nhiệm vụ chiến đấu, trong khi Ukraine tuyên bố lần đầu tiên bắn hạ thành công mẫu oanh tạc cơ tầm xa quan trọng trong biên chế không quân Nga.
Theo các thống kê được Nga công bố, vụ rơi Tu-22M3 hôm 19/4 là lần đầu tiên một máy bay loại này rơi kể từ khi chiến sự ở Ukraine bùng phát tháng 2/2022. Quân đội Nga tuyên bố chiếc phi cơ gặp trục trặc kĩ thuật, rơi xuống một cánh đồng ở vùng Stavropol phía Tây Nam nước này.
Hình ảnh chiếc Tu-22M3 bị thiêu trụi sau sự cố ngày 19/4. Ảnh: GettyImages
Nga khẳng định 3 phi công đã kịp thời bung ghế thoát hiểm và sau đó được đưa đến bệnh viện, một người mất tích. Sự cố với chiếc Tu-22M3 xảy ra khi nó không mang vũ khí và bay trên khu vực không người ở nên không gây thiệt hại về người và tài sản dưới mặt đất.
Hình ảnh ghi lại vụ việc chiếc Tu-22M3 rơi cho thấy máy bay bị cháy phần đuôi, rơi theo phương thẳng đứng. Sau cú tiếp đất, chiếc phi cơ bị thiêu rụi hoàn toàn.
Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine Kyrylo Budanov tuyên bố quân đội nước này bắn rơi máy bay trong một cuộc "phục kích" kéo dài một tuần. Ukraine khẳng định chiếc Tu-22M3 trúng đạn từ khoảng cách 308km, nhưng không nêu tên loại vũ khí.
Ukraine không có nhiều tên lửa đạt tầm bắn xa đến 300km. Một nguồn tin tình báo nói với hãng tin Reuters rằng, máy bay của Nga đã bị tấn công bằng hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-200 từ thời Liên Xô đã được cải tiến.
Tu-22M3 của Nga cất cánh cùng tên lửa Kh-22. Ảnh: GettyImages
Ông Budanov tiết lộ, binh sĩ Ukraine "chờ đợi rất lâu" để theo dõi chiếc máy bay. Quan chức Ukraine nói Kiev đã áp dụng các biện pháp "kỹ thuật và phương tiện" tương tự vụ bắn hạ một chiếc trinh sát cơ A-50 của Nga hồi đầu năm.
Tu-22M3 là phiên bản cuối cùng của dòng Tu-22, được NATO định danh là Backfire. Theo cục thiết kế Tupolev, nguyên mẫu đầu tiên của phiên bản M3 cất cánh lần đầu ngày 20/6/1977 và bắt đầu được sản xuất năm 1978. Tập đoàn sản xuất máy bay Kazan đã chế tạo tổng số gần 500 biến thể Backfire khác nhau.
Tu-22M3 dài hơn 42m, sở hữu thiết kế cánh cụp, cánh xoè để hoạt động linh hoạt ở nhiều dải vận tốc khác nhau. Chiếc phi cơ có sải cánh rộng nhất 34,28m khi xòe, 23,3m khi cụp và trọng lượng cất cánh 124 tấn. Thân máy bay được làm bằng hợp kim nhôm, thép cường độ cao, magie và cả hợp kim titan để đảm bảo khả năng chống chọi mọi điều kiện thời tiết.
Tu-22M3 có khả năng hoạt động ở vận tốc tối đa hơn 2.300km/h. Ảnh:Airliners
Khi Tu-22M3 được đưa vào biên chế, nó khiến hải quân Mỹ rất bất an do chúng được thiết kế để mang theo tên lửa hành trình diệt hạm tầm xa. Tu-22M3 là oanh tạc cơ bay nhanh nhất khi nó ra đời, đạt vận tốc tối đa Mach 1,88 (hơn 2.300 km/h).
Dù có kích thước nhỏ hơn hai mẫu oanh tạc cơ chiến lược khác là Tu-160 và Tu-95, Tu-22M3 vẫn có thể mang theo 24 tấn vũ khí, bao gồm các loại tên lửa tầm xa hoặc bom. Trong các nhiệm vụ chiến đấu ở Ukraine, nó thường mang tên lửa Kh-22.
Phiên bản Kh-22 thông thường có tầm bắn 600km, tốc độ tối đa hơn 5.000 km/h, trong khi phiên bản Kh-32 nâng cấp đạt tầm bắn đến 1.000km. Mỗi quả tên lửa loại này có thể mang đầu nổ thông thường nặng một tấn, dẫn đường bằng radar kết hợp hệ thống định vị hiện đại. Khi đến gần mục tiêu, Kh-22 sẽ tăng độ cao bay, sau đó bổ nhào xuống ở tốc độ cao, gây sát thương lớn.
Quân đội Ukraine từng nhiều lần thừa nhận Kh-22 là một trong những tên lửa khó đánh chặn nhất của Nga. Trong cuộc tập kích sáng 19/4, tức ngay trước khi chiếc Tu-22M3 bị rơi, Ukraine xác nhận chặn được 2/6 quả đạn Kh-22.
Reuters trích dẫn báo cáo Cân bằng Quân sự năm 2024 của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại London, không quân Nga hiện vận hành tổng cộng 57 chiếc Tu-22M3, bao gồm cả chiếc mới bị rơi.
Tuy nhiên, do chúng được bố trí ở nhiều sân bay trên khắp nước Nga phục vụ nhiệm vụ trực chiến tại nhiều khu vực khác nhau, sự cố với chiếc Tu-22M3 tại căn cứ ở Stavropol có thể giảm hiệu suất tấn công các mục tiêu Ukraine của Nga trong thời gian ngắn.
Toà nhà ở Ukraine bị phá huỷ sau khi trúng tên lửa được cho là Kh-22. Ảnh: CNN
Khi tuyên bố bắn rơi chiếc Tu-22M3 của Nga, lãnh đạo tình báo Ukraine Budanov mô tả Tu-22M3 được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên biển và trên mặt đất, từng gây ra "những tàn phá nặng nề" ở thành phố cảng Odessa. "Odessa bây giờ sẽ dễ thở hơn một chút", ông Budanov đánh giá.
Bên cạnh đó, nếu nó thật sự đã rơi do bị bắn hạ, sự cố này có thể khiến Nga lựa chọn phương án đưa oanh tạc cơ đến các căn cứ nằm sâu hơn phía sau tiền tuyến, đồng thời phải bố trí thêm các hệ thống tên lửa phòng không đến các căn cứ quan trọng.
Theo Reuters, Tu-22M3 từng bị Ukraine nhắm mục tiêu nhiều lần. Năm ngoái, tình báo quân đội Anh cho biết một chiếc Tu-22M3 không trong trạng thái hoạt động "rất có thể đã bị phá hủy" trong một cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine vào căn cứ Nga tại vùng Novgorod. Nga không xác thực thông tin nêu trên.
Tên lửa hành trình mới của Nga khiến hệ thống phòng không Ukraine 'điêu đứng' Giới chuyên gia nhận định việc Nga sử dụng tên lửa hành trình tầm xa mới Kh-69 càng gây thêm khó khăn cho hệ thống phòng không vốn bị suy yếu của Ukraine. Theo báo cáo được Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) tại Washington DC, Mỹ công bố hôm 12/4, các tên lửa không đối đất Kh-69 là một phần trong "nỗ...