Nga nới lỏng quy định thanh toán khí đốt
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thay đổi cách thức thanh toán của các khách hàng nước ngoài mua khí đốt Nga.
Động thái giúp giảm bớt lo ngại rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Gazprombank có thể dẫn đến việc ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu sớm.
Công nhân vận hành đường ống dẫn khí đốt của Nga. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Sắc lệnh từ Điện Kremlin đã khiến các giao dịch thanh toán khí đốt từ Nga trở nên khả thi đối với các khách hàng nước ngoài, bao gồm cả những khách hàng từ Liên minh châu Âu (EU), vì sắc lệnh này cho phép họ thực hiện thanh toán thông qua các bên thứ ba. Đây là một giải pháp mới, vì trước đây không có lựa chọn này.
Gazprombank vẫn là ngân hàng duy nhất được ủy quyền để xử lý các khoản thanh toán. Tuy nhiên, tổ chức tài chính này sẽ chỉ chấp nhận thanh toán bằng đồng ruble. Do đó, các khách hàng mua khí đốt Nga sẽ cần mở tài khoản tại ngân hàng khác nếu muốn thanh toán bằng ngoại tệ. Ngân hàng khác sẽ phải chuyển đổi số tiền thanh toán sang đồng ruble và chuyển cho Gazprombank.
Giá khí đốt tại châu Âu đã giảm tới 2,3% sau khi sắc lệnh của ông Putin được công bố. Hồi tháng trước, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Gazprombank trong nỗ lực gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga liên quan đến Ukraine . Động thái khiến nguy cơ khí đốt Nga vẫn tiếp tục cung cấp cho châu Âu trở nên mờ mịt, và các quốc gia như Hungary cảnh báo điều này có thể đe dọa an ninh năng lượng.
Video đang HOT
Châu Âu đang chuẩn bị cho khả năng ngừng cung cấp khí đốt từ Nga qua Ukraine, vì thỏa thuận về việc vận chuyển khí đốt giữa hai nước này sẽ hết hạn vào cuối năm nay và hiện tại không có giải pháp thay thế nào để tiếp tục việc vận chuyển khí đốt qua một tuyến đường khác.
Năm 2022, Tổng thống Putin đã thay đổi cách thức mà Gazprom PJSC, gã khổng lồ khí đốt Nga, nhận thanh toán từ các khách hàng châu Âu, khi yêu cầu thanh toán bằng ruble đồng qua Gazprombank. Ba Lan và Bulgaria đã bị cắt nguồn cung trong năm đó vì từ chối tuân thủ, nhưng Slovakia và Hungary vẫn nhận khí đốt từ Nga. Do đó, Gazprombank đã được miễn các lệnh trừng phạt trước đây vì đóng vai trò quan trọng đối với nguồn cung năng lượng châu Âu.
Các quốc gia chịu ảnh hưởng đã tìm kiếm giải pháp từ khi các biện pháp hạn chế được áp đặt. Ông Jonathan Stern, một học giả nghiên cứu nổi bật tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, cho rằng phía Nga muốn tiếp tục xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, với các điều kiện linh hoạt hơn. Tuy nhiên, ông Stern không chắc chắn sự thay đổi này sẽ có tác động như thế nào đối với các khách hàng châu Âu.
Sắc lệnh mới không chỉ cho phép các bên thứ ba thanh toán thay cho các khách hàng mua khí đốt Nga, mà còn giới thiệu một tùy chọn để thanh toán bù trừ giữa khách hàng và Gazprom nếu được Gazprom chấp thuận. Nợ khí đốt có thể được thanh toán bằng ruble hoặc ngoại tệ, nhưng để khôi phục dòng khí đốt đã ngừng cung cấp trước đó, các khoản thanh toán phải thực hiện bằng ruble.
Phiên 5/12, giá khí đốt kỳ hạn trên sàn giao dịch TTF Hà Lan, loại khí đốt tiêu chuẩn cho châu Âu, đã giảm 1,1% xuống 46,55 euro/MWH.
Mặc tranh chấp, khí đốt Nga vẫn hấp dẫn một số nước châu Âu, Gazprom tiết lộ khối lượng khủng
Kể từ ngày 15/11, dòng khí đốt từ Nga tới Áo đã bị tạm ngừng do tranh chấp về giá cả.
Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu khí đốt khác ở châu Âu đã nhanh chóng mua lại lượng khí đốt chưa được bán của Nga.
Nga vẫn đang 'bơm' một lượng lớn khí đốt cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Czech, dù nước này không có hợp đồng trực tiếp.(Nguồn: Gazprom).
Trước khi cuộc xung đột tại Ukraine bùng phát, Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào năng lượng từ Moscow, khiến nước này mất đi phần lớn khách hàng tại khu vực.
Hiện tại, xứ bạch dương vẫn cung cấp một lượng lớn khí đốt cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Czech, dù nước này không có hợp đồng trực tiếp.
Một lượng dầu ít hơn vẫn được chuyển tới Italy và Serbia.
Ngày 16/11, Gazprom - tập đoàn dầu khí quốc doanh Nga - ngừng cung cấp khí đốt cho tập đoàn năng lượng lớn nhất Áo - OMV.
Điều này diễn ra sau khi OMV cảnh báo giữ lại khí đốt của Gazprom như một phần bồi thường cho một phán quyết trọng tài về tranh chấp hợp đồng giữa hai bên.
Mặc dù nguồn cung khí đốt của Moscow tới Vienna vẫn bị gián đoạn vào ngày 17/11, song theo xác nhận của Gazprom, tổng lượng khí đốt Nga cung cấp qua Ukraine - tuyến trung chuyển chính tới EU - vẫn duy trì ở mức 42,4 triệu m mỗi ngày.
Đây là mức tương tự trước khi việc ngừng cung cấp khí đốt diễn ra ở Áo.
Thời gian đó, Áo tiếp nhận khoảng 17 triệu m khí đốt mỗi ngày từ Nga, và lượng khí đốt này đã được bán lại cho các người mua khác tại châu Âu.
Công ty năng lượng quốc doanh SPP của Slovakia cũng xác nhận vẫn nhập khẩu khí đốt từ Nga và cho biết nhu cầu với khí đốt Nga tại châu Âu vẫn cao.
Một nguồn tin cho biết, khí đốt từ xứ bạch dương vẫn rẻ hơn so với nhiều nguồn cung khác.
Vienna tiết lộ đã chuẩn bị cho khả năng Moscow dừng cung cấp khí đốt.
Nga tăng mạnh lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu Báo Vedomosti dẫn số liệu của tập đoàn độc quyền khí đốt Nga Gazprom ngày 2/10 cho biết nguồn cung cấp khí đốt Nga cho các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Moldova, quá cảnh qua Ukraine, trong tháng 10/2024 đã tăng lên mức gần mức tối đa có thể về mặt kỹ thuật. Hệ thống đường ống dẫn khí...