Nga nói liên minh AUKUS chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân là ‘hành động thù địch’
Quan chức an ninh hàng đầu của Nga cho rằng thỏa thuận chia sẻ công nghệ tàu ngầm năng lượng hạt nhân giữa Mỹ, Anh và Úc là hành động thù địch không chỉ nhắm vào Trung Quốc mà cả Nga.
Tàu ngầm năng lượng hạt nhân lớp Virginia của Mỹ. Ảnh HẢI QUÂN MỸ
Ông Nikolay Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh Nga trong cuộc phỏng vấn với tờ Argumenty i Fakty ngày 21.9 cho rằng liên minh AUKUS giữa Anh, Mỹ và Úc được lập ra nhằm kiềm tỏa và đối đầu với Nga và Trung Quốc, theo đài RT.
Ông Patrushev nói rằng nhóm đối thoại chiến lược Bộ tứ kim cương (QUAD) giữa Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Úc là liên minh chính trị – quân sự với đặc điểm ủng hộ Mỹ và AUKUS cũng có cùng mục tiêu.
Thư ký Hội đồng An ninh Nga cho rằng việc Mỹ và Anh bắt tay chia sẻ công nghệ tàu ngầm năng lượng hạt nhân cho Úc nhắm đến triển khai tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là mối đe dọa cho toàn bộ cấu trúc an ninh tại châu Á.
Sau khi đạt thỏa thuận với Mỹ và Anh để đóng ít nhất 8 tàu ngầm năng lượng hạt nhân, Úc đã thông báo không tiếp tục hợp đồng với Pháp đóng 12 tàu ngầm điện-diesel. Pháp đã triệu hồi đại sứ tại Úc và Mỹ về nước và gọi hành động của đồng minh là cú đâm từ sau lưng.
Pháp hủy họp quốc phòng với Anh sau khi mất hợp đồng tàu ngầm với Úc
“Đáng lưu ý là khi tạo ra khối này, người Mỹ đã đẩy đối tác Pháp của họ ra và chớp thỏa thuận đóng tàu ngầm cho Úc. Rõ ràng là ‘tình đoàn kết Đại Tây Dương’ cũng có cái giá của nó. Tôi cho rằng nhiều người tại Paris đang nhớ lại vụ tàu Mistral”, ông Patrushev nói, nhắc đến vụ Pháp đạt thỏa thuận đóng 2 tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral cho Nga nhưng sau đó hủy hợp đồng và chấp nhận bồi thường do cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine. Hai tàu này sau cùng được Pháp bán lại cho Ai Cập.
EU hoãn cuộc họp trù bị với Mỹ để phản đối thỏa thuận tàu ngầm với Australia
Hai nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho biết đại sứ các nước của khối này đã hoãn cuộc họp trù bị cho một hội đồng thương mại và công nghệ mới được thiết lập giữa EU và Mỹ dự kiến diễn ra vào ngày 29/9 để phản đối thỏa thuận tàu ngầm giữa Washington và Canberra, sau khi Australia từ bỏ hợp đồng tàu ngầm với Pháp.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian (phải) và người đồng cấp Australia Marise Payne trong cuộc họp báo chung công bố thoả thuận mua tàu ngầm giữa hai nước, tại Sydney (Australia) ngày 19/12/2016. Ảnh: AFP/TTXVN
Một tài liệu trong chương trình nghị sự công khai cũng cho thấy cuộc họp giữa 27 phái viên của EU đã bị rút lại, nhưng không đưa ra lý do. Hai nhà ngoại giao cho hay Ủy ban châu Âu (EC) đã yêu cầu hoãn cuộc họp này.
Theo kế hoạch trước đó, cuộc họp của Hội đồng EU-Mỹ mới ra đời, được công bố tại một hội nghị thượng đỉnh xuyên Đại Tây Dương vào tháng 6, sẽ diễn ra ở Pittsburgh thuộc bang Pennsylvania, miền Đông nước Mỹ.
Tuần trước, Mỹ, Anh và Australia đã công bố thiết lập mối quan hệ đối tác an ninh ba bên, có tên gọi AUKUS, ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Theo quy định của AUKUS, Washington và London sẽ cung cấp cho Canberra công nghệ và năng lực triển khai các tàu ngầm hạt nhân. Trong khuôn khổ AUKUS, Anh và Mỹ cam kết cung cấp cho hải quân Australia công nghệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Australia đã từ bỏ hợp đồng mua 12 tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường trị giá 66 tỷ USD với Pháp để ủng hộ AUKUS, động thái khiến Paris tức giận. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho rằng đây là "sự phản bội" sau khi nước này đã xây dựng một quan hệ tin cậy với Australia
Cũng trong ngày 21/9, Đức cho rằng việc Australia từ bỏ hợp đồng tàu ngầm với Pháp là một lời cảnh tỉnh khác đối với EU trong việc củng cố quyền tự chủ của mình, đồng thời lưu ý rằng sẽ rất khó để xây dựng lại niềm tin đã mất sau động thái này.
Phát biểu với phóng viên trước thềm cuộc họp với những người đồng cấp ở Brussels (Bỉ), Bộ trưởng châu Âu của Đức Michael Roth nhấn mạnh: "Chúng ta không thể hoàn toàn dựa vào người khác, mà phải hợp tác. Chúng ta phải khắc phục những bất đồng (trong nội bộ EU) và có chung tiếng nói... Tất cả chúng ta cần ngồi xuống bàn thảo luận; niềm tin đã mất phải được gây dựng lại - và điều này rõ ràng sẽ không dễ dàng. Tuy nhiên, chúng ta muốn thực hiện việc đóng góp mang tính xây dựng".
Trước đó, ngay sau khi AUKUS được công bố, người phát ngôn của EC Peter Stano cho biết vấn đề này sẽ được thảo luận trong nội bộ EU để đánh giá các tác động.
Vì sao thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân với Mỹ làm chính người Australia nổi giận Hiện nay, sáu quốc gia - gồm Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Pháp - đã có tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân và nhiều nền kinh tế sử dụng điện hạt nhân. Vậy vì sao người Australia lại cảm thấy phiền vì thỏa thuận an ninh mới với Mỹ và Anh. Tàu ngầm năng lượng hạt nhân lớp Virginia,...