Nga nổi giận vì Nhật Bản quá lệ thuộc vào Mỹ
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định Nhật Bản phải ngừng ngay ý định lôi kéo Mỹ vào các cuộc đối thoại hòa bình với Nga nếu muốn thúc đẩy hiệp ước hòa bình.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: AP.
Vào hôm qua (14.1), Ngoại trưởng Lavrov cho biết Moscow và Tokyo gần đây đã cùng nỗ lực, thúc đẩy một hiệp ước hòa bình chính thức giữa 2 nước kể từ sau khi Thế chiến 2 kết thúc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều “bất đồng lớn” tồn tại giữa Nga – Nhật Bản mà vẫn chưa thể giải quyết.
Một trong số đó là việc Nhật Bản cố gắng thêm Mỹ vào đàm phân – động thái bị Ngoại trưởng Lavrov coi là hành động “xúc phạm”. Bên cạnh đó, việc Mỹ đặt hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cậu tại Nhật Bản cũng đang là vấn đề lớn khiến việc đàm phán hòa bình trở nên phức tạp.
“Phía Mỹ có thể lý luận rằng sự hiện diện của họ tại Nhật Bản là cần thiết để đối phó với cái họ gọi là mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên. Tuy nhiên trong thực tế, các hệ thống của Mỹ tạo ra nguy cơ an ninh với Nga và Trung Quốc”, ông Lavrov chỉ rõ.
Theo ông Lavrov, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng này sẽ tổ chức một cuộc gặp song phương để tiếp tục thảo luận về hiệp ước hòa bình chính thức. Trước đó vào hồi tháng 9.2018, Tổng thống Putin đã đề xuất với ông Abe ký một hiệp ước hòa bình không bao gồm bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nhật Bản đã từ chối, cho rằng đây là việc “không thể chấp nhận được”.
Video đang HOT
Theo Danviet
Nga điều quân đến gần Nhật Bản, đe doạ đáng sợ
Nga vừa tuyên bố họ đã xây dựng các doanh trại mới cho binh lính trên các hòn đảo tranh chấp với Nhật Bản và sẽ xây dựng nhiều cơ sở hơn nữa, Reuters đưa tin.
Xe tăng Nga từ thời Thế chiến 2 được trưng bày tại một hòn đảo tranh chấp giữa Nga và Nhật Bản
Đây là một động thái có thể khiến Tokyo tức giận sau khi Nhật Bản thúc giục Moscow giảm hoạt động quân sự ở khu vực tranh chấp này.
Thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết Moscow đã lên kế hoạch đưa quân vào bốn khu nhà ở 2/4 hòn đảo đang tranh chấp giữa Nga và Nhật Bản vào tuần tới.
Khu vực này được Nga gọi là Nam Kurils và Nhật Bản gọi là Lãnh thổ phía bắc.
Thông báo được đưa ra sau khi Điện Kremlin cho biết Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể tới Nga vào ngày 21.1.2019 khi hai nước mong muốn xoa dịu tranh chấp lãnh thổ để ký một hiệp ước hòa bình. Hiệp ước này đã bị cản trở từ lâu bởi sự bất đồng về các hòn đảo trên Thái Bình Dương.
Tokyo cho biết hồi tháng 7 rằng họ đã yêu cầu Nga giảm hoạt động quân sự trên các hòn đảo. Lúc đó, Moscow bác bỏ lời thúc giục này, gọi đây là phương thức ngoại giao "phóng thanh" vô ích.
Các lực lượng của Liên Xô đã chiếm giữ bốn hòn đảo tranh chấp vào cuối Thế chiến hai. Nhưng Moscow và Tokyo đều tuyên bố chủ quyền đối với những hòn đảo này.
Một con tàu của lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản
Các nhà ngoại giao của hai bên đã nhiều lần đàm phán về khả năng tái xây dựng một thỏa thuận dự thảo thời Liên Xô, trong đó Moscow đồng ý trả lại 2 trong số 4 hòn đảo như một phần của thỏa thuận hòa bình.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Abe cũng đã tổ chức nhiều cuộc gặp mặt trực tiếp để cố gắng đạt được tiến bộ.
Nhưng căng thẳng giữa hai nước vẫn ở mức cao. Tokyo nói rằng họ lo ngại về "sự tăng cường quân sự vô nghĩa của Nga trên các hòn đảo", bao gồm máy bay chiến đấu, hệ thống phòng thủ tên lửa và các hệ thống khác. Trong khi đó, Moscow cho biết họ cảm thấy lo lắng bởi hệ thống tên lửa Aegis Ashore của Mỹ đặt tại Nhật Bản.
Các chính trị gia Nga nói rằng họ sợ Nhật Bản sẽ triển khai các hệ thống này trên các hòn đảo tranh chấp ngay khi Tokyo nhận lại đảo. Các chính trị gia nói Moscow chỉ đồng ý thỏa thuận nếu phía Nhật Bản đảm bảo viễn cảnh trên không xảy ra.
Tuy nhiên, trong khi đó, Moscow vẫn đang tăng cường quân sự tại các hòn đảo.
Cụ thể, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ muốn binh lính và gia đình của binh lính chuyển đến sống tại bốn khu nhà mới vào ngày 25.12. Bốn khu nhà này nằm trên hai hòn đảo tranh chấp, Iturup (theo Nga)/Etorofu (theo Nhật Bản) và đảo Kunashir (theo Nga)/Kunashiri (theo Nhật Bản).
Bộ Quốc phòng Nga thêm rằng quân đội đã được chuyển đến hai cơ sở tương tự vào năm ngoái và ba doanh trại nữa được lên kế hoạch xây dựng trong năm 2019.
"Ngoài ra, trên cả hai hòn đảo, chúng tôi có các kho chứa hiện đại để chứa vũ khí và xe bọc thép", trích tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga.
Theo Danviet
Vụ phun trào núi lửa mạnh gấp 10.000 bom hạt nhân, khiến 37.000 người chết Núi lửa Krakatoa từng phun trào khủng khiếp cách đây 135 năm, tạo nên thảm họa khiến hàng chục ngàn người chết. Vụ phun trào khủng khiếp năm 1883 khiến 37.000 người chết. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), cho đến nay đã có 429 người chết và 1.300 người bị thương do sóng thần ập đến ở Indonesia hôm...