Nga nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng giữa Armenia, Azerbaijan
Bộ Quốc phòng Armenia ngày 9/12 xác nhận Azerbaijan đã bắt đầu nã pháo dữ dội vào các vị trí quân sự của nước này ở tỉnh Gegharkunik.
Trong khi đó, Azerbaijan trước đó cùng ngày thông báo 1 binh sĩ của nước này đã bị sát hại ở khu vực biên giới với Armenia, đồng thời cáo buộc rằng đây là hành vi khiêu khích của phía Armenia.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái), Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tại cuộc gặp ở Sochi, Nga, ngày 26/11/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trước tình hình trên, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã tiến hành những cuộc điện đàm riêng rẽ với 2 người đồng cấp của Armenia và Azerbaijan. Sau những cuộc trao đổi này, Yerevan và Baku đã triển khai các biện pháp để ổn định tình hình biên giới.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 9/12, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ra thông báo cho biết Nga sẽ tổ chức Hội nghị hòa bình Nam Caucasus theo thể thức 3 3 đầu tiên vào ngày 10/12, theo sáng kiến của Ankara và Baku. Các nước tham gia hội nghị gồm Azerbaijan, Armenia, Gruzia, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thông báo nêu rõ “nền tảng hợp tác khu vực theo thể thức 3 3 này nhằm thiết lập hòa bình và ổn định lâu dài tại Nam Caucasus”. Theo thông báo, Azerbaijan, Armenia, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cử Thứ trưởng Ngoại giao tham dự sự kiện này, song không đề cập đến sự tham gia của Gruzia.
Sáng kiến tổ chức hội nghị trên do Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đưa ra sau cuộc xung đột ở khu vực Nagorny-Karabakh hồi năm ngoái.
Nagorny-Karabakh là khu vực nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, nhưng có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống và muốn sáp nhập vùng lãnh thổ này vào Armenia. Quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan tồn tại căng thẳng liên quan tranh chấp chủ quyền đối với Nagorny-Karabakh. Cuối tháng 9/2020, xung đột bùng phát tại Nagorny-Karabakh và kéo dài 44 ngày, khiến ít nhất 6.500 người thiệt mạng. Ngày 9/11/2020, các nhà lãnh đạo Armenia và Azerbaijan đã ký tuyên bố ngừng bắn do Nga làm trung gian. Tuy nhiên, các vụ đụng độ lẻ tẻ vẫn diễn ra.
Hiện nay, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cùng vận hành một trung tâm quan sát ở Nagorny-Karabakh để đảm bảo duy trì lệnh ngừng bắn.
Thổ Nhĩ Kỳ không có quan hệ ngoại giao với Armenia và Ankara cho biết hội nghị trên có thể giúp bình thường hóa quan hệ hai nước.
Năm 2020 đánh dấu thập kỷ của năng lượng tái tạo
Số liệu của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) công bố ngày 5/4 cho biết bất chấp đại dịch COVID-19, trong năm ngoái, sản lượng năng lượng từ các nguồn tái tạo đã tăng thêm 260 GW và đạt mức tăng trưởng 50%.
Các tháp điện gió tại Issoudun, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, hơn 80% tổng công suất điện đưa vào sử dụng trong năm ngoái là từ các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó năng lượng Mặt trời và điện gió chiếm 91%. IRENA, cho biết mức tăng trưởng ấn tượng của sản lượng năng lượng tái tạo là do sự suy giảm sản lượng điện năng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch tại các nước châu Âu, Bắc Mỹ và lần đầu tiên ghi nhận ở lục địa Âu-Á (gồm các nước Armenia, Azerbaijan, Gruzia, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ).
Trong năm 2020, thế giới ghi nhận mức giảm 60 GW điện năng từ nhiên liệu hóa thạch, năm trước đó giảm 64 GW. Điều này cho thấy xu hướng tiếp tục thu hẹp quy mô sản xuất điện năng từ nhiên liệu hóa thạch.
Tổng Giám đốc IRENA, ông Francesco La Camera nhấn mạnh đằng sau những con số này là câu chuyện về khả năng phục hồi và hy vọng sau đại dịch COVID-19. Bất chấp những thách thức trong năm 2020, năng lượng tái tạo đã trở thành niềm hy vọng, mở ra một tương lai tốt đẹp hơn, công bằng hơn, bền vững hơn, sạch hơn. Bất chấp những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, năm 2020 đánh dấu sự ra đời của thập kỷ năng lượng tái tạo.
Mức tăng công suất lắp đặt (10,3%) vượt xa các dự báo dài hạn, vốn chỉ tính đến mức tăng trưởng khiêm tốn sau mỗi năm. Vào cuối năm ngoái, công suất phát điện toàn cầu từ các nguồn tái tạo là 2.799 GW, trong đó thủy điện vẫn giữ vị trí dẫn đầu (1.211 GW), năng lượng Mặt trời và điện gió đang nhanh chóng tăng tốc. Hai nguồn năng lượng tái tạo này chiếm ưu thế trong việc mở rộng công suất vào năm 2020 với việc lắp đặt mới thiết bị năng lượng Mặt trời là 127 GW và điện gió là 111 GW.
Trung Quốc và Mỹ là hai thị trường ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc từ năm 2020. Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới về năng lượng tái tạo và tăng thêm 136 GW vào năm ngoái, trong đó 72 GW đến từ năng lượng gió và 49 GW là năng lượng Mặt trời. Cũng trong năm ngoái, năng lượng tái tạo Mỹ tăng thêm 29, tăng gần 80% so với trước đó. Châu Phi tiếp tục mở rộng ổn định với mức tăng 2,6 GW, nhiều hơn một chút so với năm 2019, trong khi châu Đại Dương vẫn là khu vực tăng trưởng nhanh nhất (18,4%), mặc dù tỷ trọng công suất toàn cầu còn thấp và chủ yếu là tại Australia.
Sáng kiến giúp giải quyết vấn đề nổi cộm toàn cầu của Tổng thống Azerbaijan Mạng lưới nghị viện của Phong trào Không liên kết (NAM) đã được thành lập theo sáng kiến của Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, hứa hẹn mang lại nền tảng giải quyết các vấn đề nổi cộm trên thế giới. Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev (Ảnh: ABC). Theo tờ Trend, Phong trào Không liên kết đã thành lập mạng lưới nghị viện theo...