Nga ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Áo
Áo thông báo họ có thể đối phó với việc mất đi nhà cung cấp khí đốt chính, với các nguồn dự trữ và năng lượng thay thế.
Một cơ sở khai thác khí đốt ở gần thành phố Novy Urengoi, Nga. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Công ty khí đốt tự nhiên nhà nước của Nga Gazprom sẽ ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Áo từ ngày 16/11, theo tập đoàn năng lượng quốc gia Áo OMV.
OMV cho biết họ đã dự đoán được diễn biến trên và Áo sẽ tiếp tục nhập khẩu khí đốt từ Đức, Italy và Hà Lan.
Thủ tướng Áo Karl Nehammer thông báo nước này có nguồn cung cấp nhiên liệu thay thế an toàn và “sẽ không ai bị đóng băng trong mùa Đông”.
Video đang HOT
“Nguồn cung vẫn an toàn. Các cơ sở lưu trữ khí đốt của chúng tôi đã đầy và chúng tôi có đủ năng lực để lấy khí đốt từ các khu vực khác”, ông Nehammer nói.
Mối quan hệ năng lượng giữa Áo và Nga có từ thời Chiến tranh Lạnh, vì Áo là một trong những quốc gia Tây Âu đầu tiên nhập khẩu khí đốt từ Liên Xô vào năm 1968.
Việc chấm dứt cung cấp khí đốt của Nga cho Áo diễn ra sau phán quyết trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế, trao cho OMV khoản tiề.n bồi thường khoảng 230 triệu euro (242 triệu USD) trong một tranh chấp hợp đồng với Gazprom.
Sau đó, OMV cho biết họ sẽ ngừng trả tiề.n cho Gazprom cho đến khi nhận được lượng khí đốt tương đương với số tiề.n 230 triệu euro mà công ty Nga này nợ họ.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Áo Lenore Gewessler, nước này nhập khẩu phần lớn khí đốt tự nhiên từ Nga, lên tới 98% vào tháng 12/2023.
Kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra vào năm 2022, chỉ có ba nước châu Âu – Áo, Slovakia và Hungary – tiếp tục nhập khẩu khí đốt của Nga thông qua đường ống đi qua Ukraine, bất chấp cuộc chiến đang diễn ra.
Nhưng Ukraine tuyên bố sẽ không tiếp tục vận chuyển khí đốt qua đường ống trên sau ngày 1/1/2025, điều này sẽ buộc các nước trên phải tìm nhà cung cấp khác.
Thủ tướng Nehammer cho biết trong một tuyên bố ngày 15/11 rằng bất chấp việc dừng cung cấp khí đốt, Áo sẽ không thay đổi chính sách đối với Ukraine. Ông Nehammer đã cáo buộc Gazprom nhiều lần không thực hiện nghĩa vụ giao hàng với mục đích gây sức ép buộc Áo từ bỏ ủng hộ lệnh trừng phạt của EU đối với Nga.
Quốc gia EU nào thu lợi từ khí đốt của Nga?
Trong khi hầu hết các nước EU cắt giảm nhập khẩu khí đốt của Nga do xung đột ở Ukraine thì có một tại khu vực này lại làm điều ngược lại.
Nhập khẩu khí đốt từ Nga của Áo đã đạt mức trước xung đột vào năm ngoái, do Vienna đã mua gần gấp đôi lượng khí đốt mà nền kinh tế nước này cần. Ảnh: Anadolu
Theo kênh RT (Nga) ngày 3/2, Áo đã trở thành nước xuất khẩu ròng năng lượng lần đầu tiên sau 20 năm nhờ nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên ổn định của Nga.
RT dẫn dữ liệu của Bloomberg cho biết, trong khi hầu hết các nước EU cắt giảm nhập khẩu khí đốt của Nga do xung đột ở Ukraine, thì Áo, quốc gia chiếm khoảng 80% lượng tiêu thụ nội địa bằng nhiên liệu từ Moskva, đã tăng cường nhập khẩu nguồn năng lượng này.
Bloomberg lưu ý, nhập khẩu khí đốt từ Nga của Áo đã đạt mức trước xung đột vào năm ngoái, do Vienna đã mua gần gấp đôi lượng khí đốt mà nền kinh tế nước này cần. Các lô hàng gia tăng đó cho phép Áo xuất khẩu điện ra nước ngoài.
Bloomberg cho biết những con số trên nêu bật "tác động không đồng đều" của cuộc khủng hoảng năng lượng, một mặt buộc các công ty và hộ gia đình phải giảm mức tiêu thụ, mặt khác giúp các công ty nhà nước của Áo như OMV và Verbund thu lợi từ xuất khẩu.
Theo cơ quan quản lý nhà nước về thị trường điện và khí đốt tự nhiên của Áo, vào năm 2023, các công ty ở nước này đã bán nhiều năng lượng hơn cho các nước láng giềng của Áo lần đầu tiên kể từ năm 2003.
Tập đoàn OMV tiết lộ, Gazprom của Nga đã cung cấp toàn bộ khối lượng khí đốt đã thỏa thuận theo một hợp đồng dài hạn.
Nỗ lực 'mở màn' của EU nhằm tránh thuế quan của ông Trump Kế hoạch của EU bao gồm tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng động thái này mang tính chính trị nhiều hơn kinh tế và cần được xem xét kỹ trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng của EU. Cờ của Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: IRNA/TTXVN Theo...