“Ngã ngửa” với những vụ trồng cần sa… để trị bệnh
Bên cạnh những đối tượng chủ đích trồng cần sa để bán thì còn có một số người dân vô tình vi phạm pháp luật vì suy nghĩ sử dụng loại cây bị nghiêm cấm này với mục đích…chữa bệnh.
Lén lút trồng cần sa
Cây cần sa có tên gọi khác là gai dầu, gai mèo, đại ma…trong thành phần có chất Tetrahydrocannabinol. Đây là loại chất kích thích thuộc danh mục các chất ma túy rất độc, bị nghiêm cấm.
Việc sử dụng cần sa trong công tác kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học cũng phải tuân theo quy định chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, cần sa là loại cây bị cấm trồng trọt, chế biến, tiêu thụ… dưới bất kỳ hình thức nào ở nước ta.
Công an nhổ bỏ, thiêu hủy cây cần sa
Những năm qua, trên địa bàn TP.HCM, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều trường hợp người dân lén lút trồng cần sa ngay tại vườn nhà, xen kẽ với các loại cây khác.
Đơn cử như vào năm 2004, Công an huyện Bình Chánh phát hiện tại vườn mía ở ấp 3, xã Bình Lợi có gần 1.500 cây cần sa được trồng khá tươi tốt. Trên diện tích đất 1000 mét vuông, người trồng “ngụy trang” bằng cây bông cúc. Hay như việc Công an quận 2 bắt giữ gần 1000 bịch ươm cây cần sa non và 10kg cần sa đã thu hoạch ở xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Gần đây, vào ngày 27/5, một trường hợp người nông dân do thếu hiểu biết bị kẻ xấu lợi dụng trồng cần sa bị cơ quan chức năng huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang phát hiện. Tại khu đất vườn xoài sát bìa rừng, ông Phan Thanh Long (49 tuổi, ngụ tỉnh An Giang) trồng hành trăm cây cần sa xen kẽ cây xoài. Ngoài ra còn nhiều cây ươm non khác.
Làm việc với cơ quan điều tra, ông Long khai nhận được một người ở Cần Thơ đưa hạt giống cho trồng và hai bên thỏa thuận chia lợi nhuận sau khi thu hoạch.
Trồng cần sa để… chữa bệnh
Bên cạnh những đối tượng chủ đích trồng cần sa để bán thì còn có một số nông dân vô tình vi phạm pháp luật vì sử dụng loại cây bị nghiêm cấm này với mục đích cho gia súc ăn cho… chóng lớn, hay thậm chí để chữa bệnh.
Vào tháng 3/2014, tại ấp Phụng Quới A, thị trấn Thạnh An, Công an huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ thu giữ 45 cây cần sa được nông dân tại đây trồng cao gần 3 mét. Khi được hỏi có biết loại cây bị nghiêm cấm này là cần sa hay không thì những người trồng đều lắc đầu. Họ được cho hạt giống mang về trồng với mục đích cho gà, vịt, heo ăn để phòng một số bệnh và tăng trọng nhanh.
Một trường hợp khá hi hữu nữa là của ông Đoàn Minh Hưng (55 tuổi, ngụ quận Thủ Đức). Chiều ngày 11/6 Công an phường Hiệp Bình Phước phát hiện tại khu vực bãi đất trống trong hẻm 716 Quốc lộ 13, phưởng Hiệp Bình Phước có 26 cây cần sa được trồng cao 2,5 mét khá tươi tốt. Ngoài ra cơ quan chức năng còn thu giữ 11 cây cần sa khô, dài 80cm đã thu hoạch. Tổng trọng lượng cần sa bị thu giữ gần 30 kg.
Video đang HOT
Hàng chục cây cần sa tươi tốt ông Hùng trồng
Công an xác định số cần sa trên do ông Hùng trồng từ nhiều tháng trước. Thời điểm sau khi bị công an thu giữ số cần sa trên, ông Hùng phải vào bệnh viện điều trị bệnh.
Theo vợ ông Hùng cho biết, ông mắc chứng bệnh đau dạ dày và thấp khớp. Gia đình đưa ông đi chữa bệnh nhiều nơi nhưng vẫn không thuyên giảm. Tình cờ ông được một người quen mách nước và cho hạt giống về trồng.
Người quen này không nói là cây cần sa và ông Hùng cũng chưa từng biết đến loại cây này nên ươm trồng như cây thuốc chữa bệnh. Thoạt đầu ông Hùng sử dụng cây cần sa khô đắp thấy đỡ nên nhân giống để sử dụng, cho đến khi bị công an địa phương lập biên bản thu giữ và cho biết ông đã trồng cần sa trái phép thì ông mới… ngã ngửa.
Theo luật sư Nguyễn Thạch Thảo, Văn phòng Luật sư Nguyễn Thạch Thảo, Đoàn Luật sư TP.HCM, trong trường hợp người trồng cần sa để chữa bệnh chứ không vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận thì cơ quan chức năng có thể tiến hành nhắc nhở, xử phạt hành chính tùy theo mức độ vi phạm. Đối với những người cho hạt giống thì trách nhiệm hình sự cũng phải được xem xét đến theo điều 194 Bộ luật Hình sự.
Theo Phương Nguyễn (Infonet)
Tội phạm giết người dã man tăng là lỗi lớn của giáo dục?
Bác Hồ đã từng nói rằng hiền dữ vốn đâu phải tính sẵn mà phần nhiều là do sự giáo dục...
Thời gian gần đây liên tục xảy ra nhiều vụ án giết người dã man khiến dư luận hoang mang. Luật sư Nguyễn Đức Chánh - Giám đốc Công ty luật TNHH Đức Chánh thuộc Đoàn luật sư TP.HCM đã có bài phỏng vấn nhằm trao đổi, phân tích xung quanh vấn đề đang gây nhức nhối xã hội này.
Ông nhìn nhận như thế nào về những vụ án giết người dã man trong thời gian gần đây, như hành vi giết người rồi chặt xác phi tang gây chấn động?
Thực tế là tội phạm thời nào cũng có, tồn tại trong mọi xã hội. Từ khi con người xuất hiện đã có sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Nó luôn hiện hữu trong đời sống xã hội. Nhưng chúng ta có thể hạn chế tội phạm, hạn chế cái ác và làm xã hội tốt đẹp hơn.
Trong thời gian qua xảy ra nhiều vụ án giết người mà những kẻ phạm tội thực hiện một cách tàn bạo như chặt xác làm ba khúc nhằm phi tang hay giết người tình rồi đốt xác để chiếm đoạt tài sản...
Nhìn vào những vụ án này thì có thể thấy cách thức thực hiện tội phạm ngày càng man rợ, tư tưởng giải quyết mâu thuẫn bằng hành vi bạo lực ngày càng phổ biến...
Nó đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Đằng sau các vụ án đó là nỗi đau của những gia đình, không chỉ là gia đình bị hại mà cả gia đình của những kẻ gây ra tội ác.
Ảnh minh họa: Legal rights for youth
TP.HCM: Liêp tiếp 4 vụ giết người, chặt xác rúng động dư luận
Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này, gốc rễ của vấn đề là do đâu?
Nguyên nhân xảy ra những vụ án giết người man rợ thì nhiều. Có thể là do kẻ thực hiện tội phạm nghiện ma túy, có thể do họ sinh ra trong gia đình không lành mạnh, sự suy đồi những chuẩn mực đạo đức trong xã hội, lối sống buông thả... hay có thể xuất phát từ ý nghĩ để nhằm che giấu tội ác, gây khó khăn cho quá trình điều tra.
Nhưng gốc rễ của mọi nguyên nhân vẫn xuất phát từ giáo dục mà ra. Vì giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm sinh - di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được.
Có ý kiến cho rằng, pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe khiến kẻ phạm tội giết người "nhờn luật", bất chấp tất cả để thực hiện hành vi gây án, quan điểm của ông thế nào?
Nếu ai đó suy nghĩ rằng áp dụng các biện pháp như án tử hình, tù chung thân có thể là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa hành vi phạm tội man rợ, theo tôi là sai lầm.
Bởi lẽ, khi thực hiện tội ác thì tội phạm chưa nghĩ đến hậu quả mà mình sẽ gánh chịu. Mặt khác, việc áp dụng hình phạt tử hình đối với người thực hiện hành vi phạm tội cũng không thể làm cho người bị hại sống lại. Làm vậy, nó mang nặng tính "nợ máu phải trả bằng máu".
Tôi tham gia bào chữa cho Hồ Duy Trúc trong băng cướp "chém trước, cướp sau" chấn động Sài Gòn, nhưng một điều dễ nhận thấy là sau khi tuyên án tử hình với Hồ Duy Trúc, án chung thân với Trần Văn Luông thì vẫn xuất hiện nhiều băng nhóm cũng có thủ đoạn "chém trước, cướp sau".
Hay trong vụ án mà bị cáo Đặng Văn Khuyến bị TAND TP.HCM tuyên án tử hình về hành vi giết người, lúc thực hiện hành vi giết người Khuyến đã chấp nhận hậu quả khi chia sẻ trên facebook là: "chào tạm biệt, ngày mai mình đi tù".
Đến khi nhận án tử hình thì trên khuôn mặt của Khuyến không tỏ vẻ có chút hối hận nào, vì bị cáo cho rằng người bị hại đã phản bội mình, chết là đáng.
Ông bà ta thường nói "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Chúng ta nên xây dựng, tăng cường các biện pháp mang tính phòng ngừa tội phạm hơn là giải quyết hậu quả của nó.
Những vụ giết người, chặt xác phi tang man rợ chấn động xã hội
Ông vừa nhận định giáo dục là gốc rễ nguyên nhân của những vụ giết người rùng rợn. Vậy theo ông giáo dục hiện nay đang tồn tại bất cập gì?
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách con người là yếu tố di truyền, yếu tố môi trường, yếu tố giáo dục và yếu tố hoạt động cá nhân. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
Vì vậy, khi giáo dục còn tồn tại nhiều vấn đề thì rõ ràng nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Nếu một người có nhân cách "xấu" thì đó là mầm mống của những tội ác về sau.
Khi đi học chúng ta luôn nghe thấy câu khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" nhưng có một điều ai cũng nhận thấy là giáo dục nước ta quá chú trọng vào việc "học văn" hơn là "học lễ".
Mặt khác, yếu tố giáo dục ở đây phải trong cả 3 môi trường: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Nhưng tồn tại câu chuyện là một số phụ huynh cứ đẩy trách nhiệm giáo dục lên nhà trường và suy nghĩ rằng cho con đi học thì mình không cần dạy dỗ, giáo dục con.
Chẳng hạn, hình ảnh phụ huynh chở em học sinh vượt đèn đỏ, vứt rác bừa bãi... không phải hiếm. Nó cho thấy trách nhiệm của phụ huynh trong việc giáo dục nói chung và giáo dục ý thức pháp luật cho con mình là có "vấn đề".
Gia đình là tế bào xã hội, nếu gia đình tốt thì xã hội tốt và ngược lại.
Ba vụ giết người, chặt xác phi tang gây rúng động TP.HCM
Chúng ta cần thực hiện những giải pháp gì để đem lại cuộc sống yên bình cho xã hội, giảm bớt tội ác trong con người?
Bất kỳ vấn đề, hiện tượng xã hội nào để giải quyết cũng phải có giải pháp đồng bộ.
Chúng ta muốn đấu tranh, phòng chống tội phạm có hiệu quả thì phải nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh hiện tượng tội phạm. Vấn đề này thuộc về ngành tội phạm học.
Chỉ khi tìm hiểu được bản chất tội phạm thì chúng ta mới đấu tranh, phòng chống nó mọi cách có hiệu quả. Vì vậy, cần đầu tư hơn nữa cho ngành khoa học còn non trẻ ở nước ta.
Chúng ta muốn giảm bớt cái ác, cái xấu trong con người thì không có gì ngoài việc xây dựng, phát triển giáo dục theo hướng thiện.
Tôi xin trích 2 câu thơ trong bài Nửa đêm (tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chủ tịch): "Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn / Phần nhiều do giáo dục mà nên".
Theo Một thế giới/VTC News
Trẻ tự kỷ bị hành hạ: Hồi chuông cảnh báo về bạo hành trẻ em Vụ việc trẻ tự kỷ bị hành hạ tại Trường tiểu học chuyên biệt Anh Vương (Q.Tân Bình, TPHCM) lại một lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo về bạo hành trẻ em. Cơ sở giáo dục bạo hành trẻ tự kỷ này đang gây xôn xao dư luận trong những ngày qua. Trên thực tế, nhiều ông bố bà mẹ đã...