Nga nêu điều kiện để các nước phương Tây gia nhập BRICS
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, các nước phương Tây cần từ bỏ chính sách trừng phạt để được gia nhập BRICS.
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời ông Ryabkov nói trong cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh ở Johannesburg cho hay, một quốc gia muốn gia nhập BRICS không nên áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia tham gia hiệp hội và nếu một quốc gia phương Tây muốn tham gia vào hiệp hội này, chính sách như vậy sẽ phải bị từ bỏ.
“Một trong những điều kiện và tiêu chí quan trọng nhất trong việc gia nhập BRICS là thành viên xin gia nhập khối không sử dụng các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp đối với bất kỳ thành viên nào”, ông Ryabkov cho biết.
Video đang HOT
Thứ trưởng Nga nói thêm, tất cả các quốc gia được mời đều đáp ứng các tiêu chí mà ông đưa ra.
Hiện có trên 40 quốc gia đã bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS, trong đó có 23 quốc gia đã chính thức đệ đơn xin gia nhập khối.
Hôm 24/8, tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg (Nam Phi), BRICS thông báo sắp kết nạp thêm 6 thành viên bao gồm: Ảrập Xêút, Iran, Ethiopia, Ai Cập, Argentina và Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), các ứng viên mới sẽ được kết nạp làm thành viên vào ngày 01/01/2024.
Ngân hàng của BRICS nhắm đến hỗ trợ các quốc gia châu Phi
Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) do Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) thành lập có thể hỗ trợ tài chính cho các dự án tại châu Phi để xử lý những thách thức cấp bách nhất của "Lục địa Đen".
Trụ sở của Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Chủ tịch ngân hàng NDB Dilma Rousseff đã nhấn mạnh thông báo trên vào hôm 24/8. Cựu Tổng thống Brazil Rousseff trong bài phát biểu tại Johannesburg (Nam Phi) còn khẳng định rằng các thành viên BRICS là "đối tác tốt" của châu Phi.
Bà Rousseff đồng thời cho biết thêm NDB sẽ tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng vật chất và kỹ thuật số ở châu Phi cũng như các dự án giáo dục. Bà nói: "NDB có tiềm năng trở thành đơn vị dẫn đầu các dự án giải quyết những thách thức cấp bách nhất của các quốc gia châu Phi".
Cựu Tổng thống Brazil này cũng nhấn mạnhg tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của châu Phi đã tăng lên 8,8% FDI toàn cầu vào năm 2021 từ mức chỉ 4,9% vào năm 2010 nhưng nó "có thể và phải tăng hơn nữa".
Ngoài ra, theo bà Rousseff, một trong những thách thức cần vượt qua là "mở rộng các cơ chế thanh toán, đặc biệt là nội tệ và các công cụ tài chính khác có thể được tạo ra, để xây dựng một hệ thống tài chính mới, đa phương và toàn diện hơn".
Bà Rousseff cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của các dự án cơ sở hạ tầng chung giữa một số quốc gia, đồng thời lưu ý rằng châu Phi có tiềm năng thủy điện chưa được khai thác lớn nhất thế giới.
Được thành lập vào năm 2015 với tư cách là dự án tài chính hàng đầu của BRICS, tham vọng của NDB phục vụ các nền kinh tế mới nổi và tài chính phi đô la hóa đã bị hạn chế bởi thực tế kinh tế và xung đột Nga-Ukraine. Năm 2022, ngân hàng NDB giải ngân khoản vay khoảng 1 tỷ USD.
NDB được thành lập với 10 tỷ USD vốn góp từ mỗi quốc gia BRICS. Bangladesh, UAE và Ai Cập đã tham gia từ năm 2021, nâng số thành viên của NDB lên 8 quốc gia. Uruguay đang trong quá trình gia nhập, trong khi Algeria, Honduras, Zimbabwe và Saudi Arabia đã bày tỏ quan tâm.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 24/8, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa thông báo Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã quyết định mời 6 quốc gia gồm Argentina, Ai Cập, Iran, Ethiopia, Saudi Arabia và Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) gia nhập khối này. Quyết định được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra trong 3 ngày 22-24/8 ở thành phố Johannesburg, Nam Phi.
Định vị vai trò trong thế giới nhiều biến động An ninh đã được thắt chặt tại các nẻo đường xung quanh Trung tâm Hội nghị quốc tế Sandton tại thành phố Johannesburg (Nam Phi), nơi sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS). Đường phố được trang hoàng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Johannesburg,...