Nga nâng cấp tàu sân bay “độc nhất vô nhị”
Công tác hiện đại hóa tàu sân bay hạng nặng Đô đốc Kuznetsov của Nga dự kiến sẽ được tiến hành trong quý đầu năm 2017.
Tàu sẽ bắt đầu được nâng cấp sau khi nó trở lại căn cứ sau chuyến hành trình dài ngày trên Địa Trung Hải trong quý đầu của năm 2017, và quá trình nâng cấp sẽ kéo dài trong khoảng 2-3 năm.
“Hợp đồng giữa Bộ Quốc phòng Nga và Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất về việc hiện đại hóa tàu có trị giá lên tới hàng tỷ Rúp theo thiết kế kỹ thuật của Cục thiết kế Nevskoye đã sẵn sàng. Nó sẽ được ký kết vào tháng 6 tới”, nguồn tin trên cho biết.
Trong khi đó, hợp đồng biên chế tàu Đô đốc Kuznetsov cho Hạm đội phương Bắc cũng đã được hoàn tất.
Tàu Đô đốc Kuznetsov là loại tàu tuần dương hạm mang máy bay nên đôi khi nó được xem là tàu sân bay duy nhất còn hoạt động của Hải quân Nga. Tàu được đóng tại xưởng đóng tàu Nam Nikolayev trên bờ Biển Đen thuộc Ukraina từ 1985 nhưng phải đến năm 1995 mới chính thức đi vào hoạt động.
Con tàu này có tên khai sinh là Leonid Brezhnev khi bắt đầu chế tạo năm 1982. Năm 1985, tàu chuyển tên thành Riga, hai năm sau đó, lại đổi thành Tbilisi. Năm 1990, nó có tên hiện nay là Đô đốc Kuznetsov. Bởi vậy, giới phê bình quân sự phương Tây gọi đây là con tàu có nghìn cái tên.
Quân số trên tàu là 1.960 người (626 phi hành đoàn, 40 nhân viên), 3.857 phòng. Tàu có trọng lượng choán nước là 58.000 tấn, chiều dài 304,5 mét, có thể đạt tốc độ tối đa là 30 hải lý/giờ. Tàu có tầm hoạt động tối đa khoảng 15.700 km.
Tàu Kuznetsov được trang bị 17 máy bay (12 chiếc Su-33 và 5 chiếc Su-25), 24 trực thăng (4 Ka-27LD32, 18 Ka-27PLO và 2 Ka-27S).
Video đang HOT
Tuy nhiên, không như các tàu sân bay khác của phương Tây vốn luôn cần một đội tàu hộ tống, tàu Đô đốc Kuznetsov được thiết kế để có thể độc lập tác chiến chống lại các loại tàu khác với hệ thống vũ khí riêng của mình, chứ không cần một đội tàu bảo vệ vì đây vốn là một tuần dương hạm mang tên lửa hạng nặng.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Tàu hộ vệ Gepard Nga vừa được nâng cấp những gì?
Tàu hộ vệ Gepard mang tên Tatarstan của Hải quân Nga vừa trải qua đợt hiện đại hóa, đại tu lớn và đã sẵn sàng tham gia tập trận Caucasus-2016.
Theo thông cáo báo chí quân khu phía Nam, tàu hộ vệ Gepard mang tên Tatarstan - soái hạm của Tiểu Hạm đội Caspian đã hoàn thành quá trình hiện đại hóa.
"Soái hạm của Tiểu hạm đội Caspian - tàu tên lửa Tatarstan - đã hoàn thành hiện đại hóa và các kế hoạch bảo dưỡng. Nó đã rời cảng nhà máy và di chuyển về nhà ở Makhachkala", thông cáo cho biết.
Việc hiện đại hóa cải thiện tổng thể thông số tàu chiến, cũng như các phương tiện kỹ thuật và công thái học. Động cơ của Tatarstan đã được nâng cấp và tự động hóa.
"Radar mới Gals đã được lắp đặt, tăng đáng kể đặc tính chiến đấu của các phương tiện vô tuyến kỹ thuật trong việc phát hiện mục tiêu trên không và trên biển. Các thiết bị phát hiện mục tiêu và giám sát mặt biển, thiết bị chiến tranh điện tử, gây nhiễu điện tử đã được thay thế bằng thiết bị hiện đại hơn", thông cáo cho biết.
Trong tương lai gần, tàu hộ vệ Gepard Tatarstan sẽ tham gia cuộc tập trận chiến lược Caucasus-2016 vào tháng 9.
Tatarstan là chiếc tàu hộ vệ lớp Gepard Project 11661 đầu tiên được chế tạo, con tàu được đánh số hiệu 691 được khởi đóng năm 1993, hạ thủy năm 2001 và biên chế năm 2003. Nó là một trong hai tàu chiến lớn nhất của Tiểu hạm đội Caspian và cũng là soái hạm của hạm đội đặc biệt này.
Tàu hộ vệ tên lửa Tatarstan có lượng giãn nước toàn tải đến 1.930 tấn, dài 102,14m, rộng 13,09m, mớn nước 5,3m, thủy thủ đoàn 98 người.
Tàu hộ vệ Gepard đầu tiên của Nga này có nhiều điểm khác biệt so với Gepard 3.9 dành cho Việt Nam. Trong ảnh, thiết kế bệ phóng tên lửa Uran đặt dọc thân tàu thay vì bố chí bắt chéo nhau như Gepard 3.9.
Tàu hộ vệ lớp Gepard được trang bị tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 đạt tầm phóng đến 130km, trang bị đầu dò chủ động.
Tàu được trang bị một pháo hạm AK-176 với 500 viên đạn và hai bệ pháo AK-630 với 2.000 viên đạn/tháp pháo.
Tàu hộ vệ Gepard đầu tiên được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không Osa-M với một bệ phóng hai giá treo cùng 20 quả đạn tên lửa có thể bắn rơi mục tiêu ở cự ly 15km, độ cao đến 12km.
Theo_Kiến Thức
Siêu tiêm kích MiG-31 được hiện đại hóa thế nào? Với gần 40 năm hoạt động, những chiếc tiêm kích đá nh chặn MiG-31 của Không quân Nga đang cần được hiện đại hóa hơn bao giờ hết. Theo tờ English Russia, nhà máy chế tạo và sửa chữa máy bay Sokol là một trong những nơi chuyên sản xuất các dòng máy bay chiến đấu cho Mikoyan từ thời Chiến tranh Lạnh...