Nga, Mỹ vẫn bế tắc về khủng hoảng Ukraina
Tờ Synews đưa tin, Mỹ và Nga đã đồng ý tìm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukrain, tuy nhiên Washington nhấn mạnh rằng họ vẫn coi hành động của Moscow tại Crưm là “bất hợp pháp và không hợp lý”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) và người đồng cấp Mỹ John Kerry. (Ảnh: Reuters)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã thảo luận về các biện pháp hạ nhiệt trong cuộc tranh luận về vấn đề Ukraina trong suốt cuộc đàm phán kéo dài 4 tiếng đồng hồ tại Paris.
Việc Nga sáp nhập Crưm, từng là một nhà nước tự trị nằm ở phía đông Ukraina, theo sau việc lật đổ Tổng thống thân Nga đã tạo ra cuộc khủng hoảng lớn nhất trong quan hệ giữa Đông và Tây kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Kerry cho biết hai bên đã đề xuất “các biện pháp để ‘xuống thang’ tình hình an ninh và chính trị trong và xung quanh Ukraina,” đồng thời nói thêm rằng ông đã nhấn mạnh với ông Lavrov về sự quan ngại trước sự hiện diện của binh lính Nga tại biên giới với Ukraina.
Video đang HOT
Điều này đã tạo ra bầu không khí lo sợ và hăm dọa, vốn không giúp giải quyết khủng hoảng, ông Kerry cho biết, và kêu gọi Moscow rút quân.
“Vấn đề không phải là một trong những quyền lợi hay tính hợp pháp. Điều nói tới ở đây là một trong những sự thích đáng chiến lược và liệu có phải là một sự khôn ngoan ở thời điểm này khi tập trung quân tại biên giới,” Ngoại trưởng Mỹ nói.
Cả hai nhà ngoại giao cấp cao đã cùng nhất trí về việc chính phủ mới của Ukraina phải là một phần của giải pháp.
“Không phải Nga, Mỹ hay bất cứ ai khác có thể áp đặt bất cứ kế hoạch cụ thể nào về Ukraina,” hãng thông tấn RIA trích lời ông Lavrov phát biểu tại một cuộc họp báo riêng rẽ.
Trong khi đó, ông Kerry nói rằng: “Mỹ đang cố vấn cho Ukraina ở từng giai đoạn trong tiến trình này và chúng tôi sẽ không chấp nhận một lối đi tiến về phía trước, nơi một chính phủ hợp pháp của Ukraina không tham gia bàn bạc.”
“Không có quyết định nào về Ukraina mà không có Ukraina,” ông nhấn mạnh.
Các nhà chức trách cho biết Ngoại trưởng Mỹ đã đưa ra một loạt ý kiến về việc rút quân và ông Lavrov nói với ông Kerry rằng ông sẽ trình bày những kiến nghị này với điện Kremlin.
Sầm Hoa
Theo_VietNamNet
Ông Putin chủ động gọi điện cho Obama bàn về Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi điện cho Tổng thống Mỹ Barack Obama vào hôm 28.3 để thảo luận một đề xuất ngoại giao của Mỹ dành cho Ukraine, Nhà Trắng thông báo ngày 29.3.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) được cho là đã chủ động gọi điện cho Tổng thống Mỹ Barack Obama để bàn về khủng hoảng Ukraine - Ảnh: Reuters
Nhà Trắng còn thuật lại rằng, trong cuộc điện đàm, ông Obama đề nghị ông Putin nên rút quân và không nên tiến sâu hơn nữa vào lãnh thổ Ukraine, theo Reuters.
Nhà Trắng cũng đặc biệt nhấn mạnh rằng chính ông Putin là người đã gọi cho tổng thống Mỹ.
Tổng thống Nga gọi để thảo luận về một đề xuất cho cuộc khủng hoảng Ukraine do Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng đưa ra với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại một cuộc họp ở Hà Lan hồi đầu tuần này, Nhà Trắng khẳng định.
Điện Kremlin cũng đưa ra thông báo về cuộc điện đàm nói trên, cho biết ông Putin đã đề nghị "xem xét các biện pháp khả thi mà cộng đồng quốc tế có thể thực hiện để giúp ổn định tình hình, đồng thời nói rằng ngoại trưởng 2 nước sẽ sớm bàn bạc về đề nghị này".
Điện Kremlin nói ông Putin đã "khiến Tổng thống Mỹ Barack Obama lưu tâm với việc các phần tử cực đoan tiếp tục có những hành động hăm dọa người dân, chính quyền và các cơ quan hành pháp tại nhiều vùng và tại Kiev mà không bị trừng phạt". Vì thế, các nhà lãnh đạo Nga đã đề nghị "cộng đồng quốc tế" hành động để tái lập ổn định, theo thông báo từ Điện Kremlin.
Giới quan sát nhận định đây là cuộc thảo luận trực tiếp đầu tiên của tổng thống 2 nước sau khi Mỹ và các đồng minh châu Âu bắt đầu tiến hành các lệnh cấm vận nhằm vào những người thân cận với ông Putin, cũng như đe dọa trừng phạt các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế Nga.
Vào hôm 28.3, các quan chức Mỹ ước tính Nga đã gia tăng số binh sĩ đồn trú tại khu vực biên giới với Ukraine lên đến 40.000 quân.
Theo Xahoi
Vì sao Thủ tướng Đức dè dặt về Ukraina? Có lẽ ít có chính trị gia nào thận trọng hơn Angela Merkel. Bà khá kín tiếng và không nóng vội trước các diễn biến ở Ukraina. Và điều gì khiến nữ Thủ tướng Đức dè dặt khi phản ứng về cuộc khủng hoảng này? Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một cuộc họp hồi tháng 11....